Kiểm định thang máy Hà Nội – TP Hồ Chí Minh từ A – Z

Để tránh xảy ra sự cố thang máy và đảm bảo chất lượng thang máy được đạt đúng tiêu chuẩn nhất thì việc kiểm định thang máy không thể bỏ qua từ khâu sản xuất đến khâu lắp đặt. Tiêu chuẩn và quy trình kiểm định thang máy bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Lý do tại sao phải kiểm định thang máy

Kiểm định thang máy không chỉ đảm bảo trong quá trình vận hành của thang máy mà còn đảm bảo an toàn cho người lao động. 

Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội. Thang máy được đưa vào danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt về an toàn lao động; phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Ảnh minh họa kiểm định thang máy

Ảnh minh họa kiểm định thang máy

Bên cạnh đó việc kiểm định thang máy còn đem lại nhiều lợi ích như:

  • Năng suất lao động được nâng cao và không bị gián đoạn.
  • Giảm thiểu các chi phí bồi thường do tai nạn thang máy.
  • Đảm bảo an toàn cho vận chuyển người và hàng hóa.
  • Việc kiểm định thang máy sẽ giúp cơ sở sản xuất, cung cấp, lắp đặt thang máy chứng minh được chất lượng thang máy.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về pháp luật đối với chất lượng an toàn thang máy.

Kiểm định thang máy  đem lại những lợi ích to lớn cũng như có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc đảm bảo an ninh, chất lượng hoạt động của thang máy. Việc kiểm định thang máy thường xuyên sẽ giúp cho thang máy được qua những lần kiểm tra khắt khe, lọc ra được những lỗi và tăng chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn; tránh được những sự cố rủi ro đang ngấm ngầm xảy ra.

Những tiêu chuẩn kiểm định thang máy chung

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy phải đảm bảo được những quy chuẩn hiện hành của nhà nước về yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng thang máy.

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy được ban hành theo các thông tư tiêu biểu sau:

  • QCVN 02:2019/BLĐTBXH: tiêu chuẩn kỹ thuật chung về thang máy.
  • QCVN 32:2018/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với  thang máy gia đình.
  • QCVN 02:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy.
  • QCVN 08:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực.
  • QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không phòng máy.

Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các tiêu chuẩn liên quan đến tính chính xác và chất lượng của từng thiết bị thang máy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chung cần phải kiểm định thang máy chung theo các yêu cầu của những thông tư trên.

Quy trình kiểm định thang máy an toàn theo các bước

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Mỗi chiếc thang máy cần có hồ sơ kỹ thuật riêng biệt nhằm kiểm soát cũng như phục vụ cho quá trình kiểm định thang máy.

Hồ sơ kỹ thuật của thang máy bao gồm những loại sau:

  • Hồ sơ lý lịch, chế tạo thang máy : bao gồm các bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy.
  • Hồ sơ thi công, lắp đặt.
  • Các biên bản, giấy tờ kiểm định của các lần kiểm định trước đó.
  • Hồ sơ thay thế sửa chữa thiết bị máy móc, và giấy tờ bảo trì thang máy.
  • Bản hướng dẫn sử dụng thang máy và xử lý sự cố.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra tổng quan các bộ phận chi tiết của thang máy xem đã khớp với hồ sơ chế tạo hay chưa, kiểm tra tính đồng bộ thiết bị của thang.
Đánh giá kiểm định thang máy

Đánh giá kiểm định thang máy

  • Kiểm tra các thiết bị cấu thành thang xem liệu thang máy có gặp các sự cố hay bị biến dạng các bộ phận nào không.
  • Kiểm tra hệ thống điện.

Bước 3: Thử nghiệm kiểm định thang máy

Quá trình thử nghiệm thang máy chỉ diễn ra khi phần kiểm tra ở bước 2 đạt yêu cầu và không có sự cố thang máy gì.

Thử nghiệm kiểm định thang máy

Thử nghiệm kiểm định thang máy

  • Vận hành thang máy ở chế độ không tải để xem xét tổng quan quá trình hoạt động của thang máy.
  • Sau đó thử nghiệm tiếp sang chế độ tải theo thứ tự tải trọng của thang máy và đánh giá tổng quan tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy.

Bước 4: Báo cáo xử lý kết quả kiểm định thang máy

  • Lập biên bản báo cáo kết quả kiểm định thang máy theo mẫu có sẵn.
  • Lập biên bản kiến nghị (nếu có).
  • Dán tem kiểm định thang máy (bắt buộc phải có).
  • Thẩm định lại một lần nữa những ưu điểm, nhược điểm của thang máy cần chú ý và hướng dẫn cách khắc phục.
  • Ban hành kết quả kiểm định hoạt động bình thường nếu thang máy đạt yêu cầu.

Tổ chức được phép kiểm định thang máy

Tổ chức được phép kiểm định thang máy là những đơn vị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm an toàn kỹ thuật, chất lượng thang máy như:

  • Đơn vị được Cục an toàn lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép: Trung tâm kiểm định KTAT Hà Nội; Trung tâm kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP HCM; Trung tâm kiểm định KTAT khu vực I, khu vực II; Trung tâm kiểm định Công Nghiệp I, II;…
  • Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội thuộc Bộ Quốc Phòng.
  • Các đơn vị thuộc Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương: Trung tâm kiểm định CN I, II, III.

Kiểm định thang máy có mất chi phí không

Chi phí kiểm định thang máy dao động từ 700.000đ đến 2.000.000đ phụ thuộc vào công suất cũng như dung tích của thang máy.

Chi phí kiểm định thang máy được nhà nước ban hành qua thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH

Xảy ra hệ lụy gì khi không kiểm định thang máy?

Hậu quả khi không kiểm định thang máy

  • Chất lượng hoạt động thang máy không được đảm bảo.
  • Nếu xảy ra bất kỳ sự cố thang máy gì đơn vị cung cấp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý.
  • Dễ xảy ra sự cố khi thang máy chưa được kiểm định an toàn.
  • Rủi ro cho người dùng, nguy hiểm rình rập đến tính mạng con người.

Xử phạt hành chính khi không kiểm định chất lượng thang máy

3 mức độ xử phạt hành chính đối với những đơn vị không kiểm định an toàn, chất lượng thang máy theo quy định:

  • Mức độ 1: Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ với trường hợp tổ chức hay cá nhân sử dụng thang máy không báo cáo cơ quan thẩm quyền kiểm định các loại máy cũng như thiết bị liên quan đến thang máy.
  • Mức độ 2: Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi không khai báo kiểm định thang máy mà đã đưa vào sử dụng.
  • Mức độ 3: Phạt tiền từ 50.000.000đ – 75.000.000đ đối với các trường hợp chống đối không kiểm định mà đưa vào sử dụng hoặc kiểm định chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn cố tình sử dụng.

Thời hạn kiểm định thang máy trong bao lâu?

Thời gian kiểm định thang máy sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng thang máy dài hay ngắn.

Các thời điểm kiểm định thang máy thích hợp

  • Kiểm định thang máy khi nhận tổ chức, đơn vị cung cấp thang.
  • Kiểm định thang máy trước – sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định trong quá trình sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng thang máy có hoạt động bất thường nên ngừng sử dụng tạm thời và kiểm định lại chất lượng thang máy, phát hiện ra lỗi và khắc phục.

Kiểm định thang máy định kỳ

Thang máy được kiểm định định kỳ theo thời gian sử dụng của thang.

Kiểm định thang máy định kỳ Hùng Phát

Kiểm định thang máy định kỳ Hùng Phát

  • Thang máy sử dụng dưới 10 năm: Kiểm định định kỳ 3 năm/1 lần.
  • Thang máy sử dụng trên 10 năm: Kiểm định định kỳ 2 năm/1 lần.
  • Thang máy sử dụng trên 20 năm: Kiểm định định kỳ 1 năm/ 1 lần.

Nội dung kiểm định thang máy gia đình Hùng Phát

Sau khi lắp đặt thang máy gia đình được hoàn thiện, công tác kiểm định chất lượng thang máy sẽ được Công ty Thang máy Hùng Phát mời đơn vị kiểm định độc lập của nhà nước tiến hành kiểm định, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Thang máy điện do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Kiểm định thang máy Hùng Phát

Kiểm định thang máy Hùng Phátcủa

Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình, nội dung kiểm định thang máy này được hiểu như sau:

  • Thang máy: thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các rail dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy. 
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn an toàn áp dụng

  • TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
  • TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 7628-2007: Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
  • TCVN 5867-1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.

Phương tiện kiểm định an toàn 

Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc Gia, với đối tượng kiểm định và phải được kiểm chuẩn, có độ chính xác phù hợp với quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền, bao gồm những loại sau:

  • Thiết bị đo điện trở cách điện.
  • Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
  • Thiết bị đo dòng điện.
  • Thiết bị đo hiệu điện thế.
  • Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
  • Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
  • Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
  • Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.

Các phương tiện trên được các trung tâm kiểm định trang bị cho các kiểm định viên, ngoài ra các phương tiện này còn phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác.

Quy trình kiểm định Thang máy Hùng Phát được thực hiện theo từng bước đầy đủ như phần quy trình chung phía trên để đảm bảo việc kiểm định diễn ra được thuận lợi và có kết quả, chất lượng tốt nhất.

Kiểm định thang máy theo quy trình các bước Hùng Phát

Kiểm định thang máy theo quy trình các bước Hùng Phát

Liên hệ tư vấn – lắp đặt các loại thang máy gia đình, thang máy tải khách hay thang máy mini gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0949.788.666 (Hà Nội) – 0946.114.999 (HCM).

Địa chỉ văn phòng đại diện Công ty Hùng Phát:

  • Hà Nội: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh: 12A4 tòa nhà Centana – 36 Mai Chí Thọ – P. An Phú – Quận 2 – TP. Hồ Chí Minh.
5/5 - (1 bình chọn)