Cứu hộ thang máy: Những sai lầm tai hại đừng nên mắc phải!

Công việc cứu hộ thang máy là một công việc có tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Chính bởi vậy, một sai lầm nhỏ trong khi cứu hộ cũng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay của Hùng Phát, hãy cùng nhau tìm hiểu về những sai lầm tai hại có thể mắc phải trong quá trình cứu hộ thang máy, đồng thời khám phá các phương pháp xử lý phù hợp nhất trong các tình huống khẩn cấp nhé. 

Định nghĩa cơ bản về cứu hộ thang máy

Về cơ bản, cứu hộ thang máy là một hoạt động can thiệp kỹ thuật để giải cứu những người bị kẹt trong thang máy khi thang máy gặp sự cố. Hoạt động cứu hộ thường sẽ do đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì thang máy, nhân viên cứu hỏa hoặc các nhân viên cứu hộ khác thực hiện.

Đội ngũ cứu hộ phải là những người sở hữu kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cao,… Quá trình cứu hộ cần phải sử dụng các thiết bị đặc biệt nhằm mở cửa thang máy một cách an toàn, vừa có thể giải cứu những người bên trong đồng thời không làm tổn hại quá nhiều tới cấu trúc của thang máy. 

Định nghĩa cơ bản về cứu hộ thang máy

Định nghĩa cơ bản về cứu hộ thang máy

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi thiết bị thang máy đang ngày càng trở nên phổ biến, hoạt động cứu hộ vì vậy trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính mạng, sự an toàn của người dân. 

Hoạt động cứu hộ thang máy cũng có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa các vấn đề liên quan tới pháp lý và bồi thường. Đối với một số chủ doanh nghiệp, trong trường hợp sự cố thang máy xảy ra quá nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ phải bồi thường thiệt hại, việc sở hữu đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp sẽ phòng tránh được mọi hậu quả nghiêm trọng này. 

Những sai lầm tai hại khi cứu hộ thang máy

Tưởng tượng cảnh khi thang máy dừng lại đột ngột và bạn chính là người bị mắc kẹt bên trong, không biết bạn sẽ có bao nhiêu hoảng loạn. Bạn cảm giác mỗi phút trôi qua thang máy giống như cả một giờ. Trong giờ khắc căng thẳng đó, chắc chắn chúng ta sẽ chỉ mong ngóng đội ngũ cứu hộ tới giải cứu sớm nhất.

Trên thực tế chứng minh rằng, không phải bất cứ nỗ lực cứu hộ nào đều đem lại sự hiệu quả. Thậm chí, một số sai lầm nhỏ cũng có khả năng biến sự cố thành thảm kịch. Để làm rõ hơn các sai lầm này, hãy cùng theo dõi ngay dưới đây:

Cạy cửa cứu người một cách bất chấp

Tin tức báo chí luôn đề cập rất nhiều tới việc các chiến sĩ cứu hộ hoặc người dân phá cửa thang máy để giải cứu những người đã bị kẹt bên trong. Có lẽ đây là cách thức thông thường mà bất cứ ai trong số chúng ta cũng suy nghĩ tới khi thang máy bị kẹt. Tuy nhiên, đây có thực sự là phương pháp tốt nhất trong quá trình cứu hộ hay không?

Trong một số tình huống cụ thể, việc cố tình cạy cửa một cách bất chấp có thể gây ra các tình huống nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng tới sự an nguy của những người bên trong, việc đục tường thang máy còn có thể gây ra những thiệt hại về tài sản không thực sự cần thiết. 

Thông thường, quá trình phá cửa sẽ tác động một lực lớn lên toàn bộ thiết bị thang máy, điều này chắc chắn tạo ra hư hỏng lớn cho thiết bị. Bên cạnh đó, trong quá trình phá cửa thang máy nếu không xác định được chính xác vị trí cabin đang dừng lại, việc đưa hành khách bên trong ra ngoài có thể gặp nguy hiểm. Trong trường hợp cabin bị trôi khi người đang ra ngoài thậm chí có thể xảy ra những tai nạn như kẹt, cắt người hay bị rơi xuống giếng thang. 

Đục tường cứu hộ thang máy 

Đục tường cứu hộ thang máy là biện pháp có tính cực kỳ khẩn cấp, chỉ được sử dụng khi mọi biện pháp cứu hộ thang máy an toàn không có tính khả thi. Mặc dù đây là một phương án giải cứu nhưng đi kèm theo đó cũng là những rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn. 

Quá trình đục tường có thể làm suy yếu kết cấu của toàn bộ tòa nhà. Thậm chí có thể dẫn tới sự cố sụp đổ tường gây nguy hiểm không chỉ với những hành khách bên trong mà còn cả với những nhân viên cứu hộ bên ngoài. 

Đục tường có thể tạo ra các mảnh vụn, bụi gây tổn thương cho mắt, da, đường hô hấp,… của những hành khách bị mắc kẹt bên trong. Ngoài ra, quá trình đục tường có nguy cơ cắt phải hệ thống đường dây điện, ống nước hoặc hệ thống khí đốt của toàn bộ tòa nhà. Điều này có thể tạo ra sự cố rò rỉ nước, điện giật hay hỏa hoạn.

Những sai lầm tai hại khi cứu hộ thang máy

Những sai lầm tai hại khi cứu hộ thang máy

Chưa ngắt nguồn điện của thang máy

Một trong những sai lầm tai hại nhất trong quá trình cứu hộ thang máy đó chính là không ngắt nguồn điện tổng của thang máy. Sai lầm này có thể dẫn tới những hậu quả, tai nạn cực kỳ nghiêm trọng.

Việc không ngắt hệ thống điện tổng trong khi thang máy đang bị kẹt có thể khiến các nhân viên cứu hộ bị điện giật. Trong khi cứu hộ, đội ngũ nhân viên có thể vô tình chạm vào các mạch dẫn điện, mạch điều khiển, bởi vậy nguy cơ bị tai nạn điện giật nghiêm trọng là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, trong trường hợp nguồn điện thang máy vẫn được kết nối, thang máy có thể bất ngờ khởi động lại. Đây là tình huống vô cùng nguy hiểm trong quá trình cứu hộ bởi nó có thể khiến người bị kẹt, cắt bởi cabin thang máy. 

Chưa ngắt nguồn điện khi cứu hộ thang máy còn gia tăng nguy cơ hỏa hoạn. Bởi trong thiết bị thang máy thường sở hữu nhiều linh kiện điện tử và dây dẫn. Khi cứu hộ có thể vô tình đụng chạm tới những linh kiện này và khiến hệ thống điện bị cháy gây nguy hiểm cho đội ngũ nhân viên cứu hộ. 

Bỏ qua việc liên lạc với chuyên gia

Có rất nhiều trường hợp nhân viên cứu hộ thang máy không nghe theo sự hướng dẫn của chuyên gia trước khi tiến hành cứu hộ đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Chuyên gia thang máy thường là các nhân tố như kỹ sư thang máy, Công ty dịch vụ thang máy,… chịu trách nhiệm duy trì hoạt động, kiểm tra định kỳ và sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hỏng,… Đây là những nhân tố sở hữu kinh nghiệm uyên thâm, sâu sắc trong lĩnh vực này nên có khả năng xử lý sự cố một cách nhanh chóng khi xuất hiện những tình huống nguy hiểm.

Nếu không có sự hỗ trợ của chuyên gia, rất có thể đội cứu hộ sẽ không biết được cách tiếp cận thang máy một cách hiệu quả nhằm giải thoát cho những người mắc kẹt bên trong. Điều này có thể làm gia tăng thời gian mắc kẹt không cần thiết, khiến người bên trong thang máy thêm phần căng thẳng, lo lắng hơn. 

Quy trình cứu hộ thang máy đúng cách 

Trước khi tiến hành quy trình cứu hộ thang máy, mỗi nhân viên cứu hộ cần nắm được những kiến thức căn bản để có thể thực hiện công việc này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, với những đối tượng khác nhau cũng cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể trong quy trình cứu hộ thang máy như sau:

Với hành khách bên trong

Trong trường hợp thang máy gặp sự cố, điều đầu tiên và cần thiết nhất mà những người trong thang máy có thể làm được là giữ bình tĩnh. Việc mọi người hốt hoảng dễ dẫn tới những hành vi kích động như đập phá cửa, la hét,… Những hành vi này không hề giúp ích cho việc cứu hộ thang máy an toàn, thậm chí là còn có thể khiến tình trạng thang máy mất ổn định hơn, gây nguy hiểm tới những người xung quanh. 

Bước tiếp theo là ngay lập tức nhấn vào nút gọi cứu hộ trên cửa thang máy. Các loại nút thường có trong thang máy đó chính là nút Intercom và Emergency. Bạn có thể nhấn vào nút Intercom để liên lạc với hệ thống bên ngoài, và nhấn nút Emergency khi đang ở trong tình trạng khẩn cấp. 

Nếu điện thoại di động vẫn chưa hết pin, bạn có thể sử dụng điện thoại để liên lạc với những người thân bên ngoài nhằm tìm sự giúp đỡ. Đối với một số loại thang máy gia đình, điện thoại cứu hộ thường được kết nối trực tiếp với hệ thống liên lạc gia đình nên bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua cách này. 

Trong quá trình đội ngũ cứu hộ đang giải cứu, bạn nên chú ý lắng nghe và làm theo lời của đội cứu hộ. Tuyệt đối không nên tự ý cạy cửa hay cảm thấy hoảng loạn khi thang máy đang rung lắc bởi rất có thể đội ngũ cứu hộ đang xử lý bộ phận vô lăng hoặc phanh. 

Quy trình cứu hộ thang máy đúng cách 

Quy trình cứu hộ thang máy đúng cách

Với đội ngũ cứu hộ bên ngoài

Đối với đội ngũ cứu hộ bên ngoài, quy trình cứu hộ thang máy tiêu chuẩn sẽ được tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1

Nhân viên trực tại phòng điều khiển sẽ tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng. Bên cạnh đó hỏi các thông tin về số thang, số tầng, số lượng người cùng tình trạng bên trong cabin như thế nào. Tiếp theo đó hãy trấn an khách hàng bên trong và liên hệ với bộ phận an ninh, kỹ thuật yêu cầu hỗ trợ

Bước 2

Bộ phận an ninh khi tiếp nhận thông tin từ nhân viên trực phòng điều khiển sẽ tiến hành thành lập đội ngũ cứu hộ thang máy khẩn cấp

Bước 3

Khi đội cứu hộ thang máy khẩn cấp đã được thành lập sẽ chia làm hai nhóm: Nhóm 1 sẽ di chuyển tới vị trí gần nhất có thể tiếp cận với cabin bị kẹt. Nhóm còn lại sẽ lên phòng máy để triển khai phương án cứu hộ thích hợp. 

Lưu ý trong suốt quá trình cứu hộ thang máy cần tắt toàn bộ hệ thống nguồn điện bao gồm: Nguồn điện dự phòng, nguồn điện động lực. Khi đã hoàn tất ngắt toàn bộ điện nhóm 1 sẽ thông báo cho nhóm còn lại. 

Tổng kết

Với bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát, hy vọng rằng bạn đọc đã nắm được những sai lầm tai hại trong quá trình cứu hộ thang máy để tìm cách xử lý với những tình huống nguy hiểm một cách an toàn nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi. 

Đánh giá post