Trên thực tế, xác suất để xảy ra một vụ tai nạn thang máy là rất hy hữu, chỉ ở mức 0.00000015%. Bởi vậy, việc sử dụng bộ cứu hộ thang máy cũng là một tình huống hiếm gặp. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp sự cố, thiết bị này có thực sự an toàn như chúng ta tưởng hay không? Liệu bộ cứu hộ là một giải pháp hữu ích hay là một rủi ro tiềm ẩn chúng ta chưa biết tới? Hãy cùng Thang máy Hùng Phát giải đáơ những câu hỏi này trong bài viết bên dưới nhé.
Sơ lược về bộ cứu hộ thang máy
Thang máy vốn là thiết bị di chuyển quá quen thuộc trong đời sống hiện tại. Mặc dù vậy, ít ai trong số chúng ta có thể nắm được tường tận cấu tạo cùng các bộ phận an toàn của thiết bị này. Bộ cứu hộ thang máy chính là một trong số đó.
Bộ cứu hộ thang máy hay còn được gọi với tên khác là bộ lưu động thang máy. Đây là một loại thiết bị sử dụng năng lượng điện từ ắc quy nhằm lưu trữ điện năng, có tác dụng cung cấp năng lượng điện cho thang máy trong tình huống mất điện đột ngột.
Hiện nay, bộ cứu hộ tự động thang máy ngày càng được nâng cấp và được sử dụng trong mọi thiết bị thang máy, mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Thiết bị này được thiết kế nhằm cung cấp giải pháp hỗ trợ tốt nhất trong tình huống xảy ra sự cố.
Bộ cứu hộ tự động thang máy quan trọng như thế nào?
Như đã nhắc tới ở những phần trước, bộ cứu hộ tự động thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn của hành khách trong quá trình thang máy di chuyển. Vậy loại thiết bị này sở hữu những vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay:
Đảm bảo an toàn
Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của bộ cứu hộ thang máy đó chính là đảm bảo an toàn cho hành khách bên trong. Trong tình huống mất điện, bộ cứu hộ tự động thang máy sẽ tự kích hoạt nguồn điện dự trữ cho bộ phận tủ điều khiển của thang máy. Lúc này, thang máy có thể dừng lại tại tầng gần nhất và mở cửa để các hành khách có thể ra ngoài. Khi có điện trở lại, bộ cứu hộ tự động sẽ lại được nạp đầy điện một lần nữa.
Chính bởi vậy, bộ cứu hộ có thể giải thoát cho các hành khách bên trong, tránh tình trạng mắc kẹt thang máy trong một khoảng thời gian dài, hỗ trợ giảm bớt cảm giác lo lắng, bất an, đặc biệt là đối với những người mắc phải hội chứng sợ thang máy.
Duy trì độ bền của thang máy
Trong những tình huống thang máy mất điện, nếu thang máy không được hoạt động trở lại trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới các linh kiện khác. Thang máy để lâu không hoạt động có thể khiến các bộ phận khác bị rỉ sét, gây giảm sút hiệu suất hoạt động của thang máy và mất an toàn cho người sử dụng.
Hỗ trợ quản lý tòa nhà cao tầng
Đối với những công trình sở hữu nhiều tầng, bộ cứu hộ thang máy sẽ là một công cụ tuyệt vời nhằm xử lý sự cố một cách hiệu quả và không tốn nhiều công sức nhất. Đặc biệt, hoạt động cứu hộ của các đội ngũ kỹ thuật cũng được tiến hành hiệu quả và dễ dàng hơn khi đang ở trong tòa nhà cao tầng.
Bộ cứu hộ thang máy tự động có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của bộ cứu hộ tự động thang máy bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
Ắc quy
Bộ phận có chức năng quan trọng nhất của bộ cứu hộ tự động thang máy đó chính là bộ phận ắc quy. Trong bình ắc quy thường được chia thành nhiều ngăn nhỏ khác nhau, mỗi ngăn sẽ được chia thành cực dương và cực âm. Giữa hai bản cực sẽ được kết nối với nhau bằng dung dịch điện phân cùng thanh nối.
Bên ngoài bình ắc quy thường được bao bọc bằng một lớp vỏ kim loại. Phía trên bình ắc quy được lắp thêm các cọc bình để nối với tải ngoài hoặc nối với các ắc quy khác nhau. Loại ắc quy này có thể tái sạc nhiều lần để đảm bảo nguồn năng lượng điện dự trữ bên trong.
Sạc
Phần tiếp theo trong bộ cứu hộ thang máy đó chính là một thiết bị sạc hỗ trợ sạc lại bình ắc quy trong thang máy. Bộ sạc chính là một bộ chỉnh lưu để có thể điều khiển bình ắc quy khi mất điện.
Trong tình huống mất điện, sạc điện sẽ tự động dẫn truyền điện tới bình ắc quy để sạc đầy.
Bộ nghịch lưu
Bộ nghịch lưu là một linh kiện trung gian trong bộ cứu hộ thang máy có chức năng biến đổi điện áp. Trong quá trình mất điện, điện áp một chiều sẽ biến đổi trở thành điện áp xoay chiều nhằm cung cấp cho tủ điều khiển của thang máy.
Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện cho thang máy
Bộ lưu điện cho thang máy có cấu tạo bao gồm một ắc quy nhằm lưu trữ nguồn điện dự phòng hỗ trợ thang máy có thể hoạt động liên tục, không ngắt quãng.
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của bộ cứu hộ thang máy sẽ phụ thuộc vào từng chế độ khác nhau, cụ thể như sau:
- Chế độ Inverter: Tại chế độ Inverter, bộ cứu hộ tự động sẽ lấy năng lượng từ lưới điện thông qua bộ chỉnh lưu. Tiếp theo đó được đưa vào hệ thống bo mạch công suất nhằm nghịch lưu dòng điện từ một chiều thành xoay chiều.
- Chế độ ắc quy: Khi bộ cứu hộ thang máy chuyển qua chế độ ắc quy. Lúc này, hệ thống ắc quy sẽ cấp cho bộ lưu điện. Nguồn điện một chiều được chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều để cấp cho cáp tải thông thường qua bộ IGBT.
- Chế độ ECO (Tiết kiệm năng lượng): Bộ cứu hộ thang máy sẽ sử dụng chức năng của bộ sạc khi ở chế độ ECO. Bên cạnh đó cũng hoạt động bằng đường dẫn bypass cùng Inverter hoạt động cùng một lúc nhằm cấp điện cho hệ thống cáp tải. Bộ lưu điện trong hệ thống này sẽ hoạt động ở lưu lượng cao nhất.
- Chế độ bypass: Khi bộ cứu hộ thang máy chuyển qua chế độ bypass,nguồn lưới điện sẽ lấy điện trực tiếp từ vị trí cáp tải. Năng lượng này có thể cung cấp qua bộ static bypass được ưu tiên nhằm đảm bảo cho hệ thống thang máy không gặp gián đoạn.
Bộ cứu hộ thang máy có thực sự an toàn hay không?
Trên thực tế, tất cả các bộ cứu hộ tháng máy đều được thiết kế với cấu tạo đảm bảo an toàn cho những người sử dụng thang máy. Mặc dù vậy, câu hỏi về mức độ an toàn của loại thiết bị này vẫn luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Một bộ cứu hộ thang máy an toàn sẽ phụ thuộc vào chất lượng thiết kế, các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, thời gian bảo trì,…
Một bộ cứu hộ tự động thang máy đảm bảo chất lượng cao phải được lắp đặt trong một quy trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật bởi các chuyên gia. Điều này đảm bảo trong trường hợp mất điện, bộ cứu hộ thang máy có thể đưa cabin thang máy tới vị trí tầng gần nhất.
Cứu hộ thang máy có an toàn hay không còn phụ thuộc vào quá trình bảo trì. Một thiết bị cứu hộ nếu không được bảo trì định trì sẽ không thể cung cấp lượng điện năng ổn định cho thang máy, thậm chí gây ra một số tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự an toàn của những hành khách trong thang máy.
Cách bảo trì bộ cứu hộ thang máy để vận hành tốt
Việc bảo trì bộ cứu hộ thang máy là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo thang máy vận hành tốt. Để hệ thống cứu hộ hoạt động ở trạng thái tốt nhất, chúng ta cần phải thực hiện thao tác xả điện theo định kỳ 1 tháng/1 lần.
Các bước xả điện được tiến hành cụ thể như sau:
- Bấm gọi thang máy để di chuyển
- Bấm chọn 1 tầng thang máy bất kỳ, tầng này phải đảm bảo càng xa vị trí tầng mà bạn đứng càng tốt
- Dập cầu dao và thay aptomat để tắt nguồn điện cung cấp cho thang máy
- Lúc này, hệ thống bộ cứu hộ thang máy sẽ tự hoạt động. Khi đó nguồn ắc quy bên trong bộ cứu hộ sẽ được xả ra. Và khi thiết bị thực hiện xong chức năng cứu hộ thì thang máy mở cửa với nguồn điện trở lại bình thường. Nguồn điện trong ắc quy lúc này cũng sẽ được sạc lại.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát, chúng ta đã có được cái nhìn khách quan nhất về vấn đề bộ cứu hộ thang máy có thực sự an toàn hay không. Từ đó rút ra các phương pháp bảo trì phù hợp nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động cho thang máy gia đình bạn.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp cho bạn đọc bổ sung thêm những kiến thức bổ ích.