Quy định và cách tính phí bảo trì nhà chung cư chính xác chi tiết

Bảo trì nhà chung cư liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cư dân. Nắm vững quy định và cách tính phí giúp cư dân bảo vệ tài sản và đảm bảo chất lượng cuộc sống trong tòa nhà.

Bảo trì nhà chung cư
Cư dân cần nắm rõ mức phí bảo trì chung cư trước khi thuê, mua nhà

Phí bảo trì tòa nhà chung cư là gì?

Phí bảo trì chung cư là khoản phí mà cư dân phải đóng góp để duy trì và cải thiện chất lượng các khu vực chung của tòa nhà. Phí bảo trì có mục đích đảm bảo các tiện ích và cơ sở hạ tầng chung của tòa nhà luôn trong tình trạng tốt và đảm bảo an toàn. 

Theo Điều 108 Luật Nhà ở 2014, đóng phí bảo trì nhà chung cư là trách nhiệm bắt buộc đối với 2 đối tượng chính:

  • Người mua, thuê căn hộ
  • Chủ đầu tư chung cư

Hướng dẫn tính phí bảo trì chung cư chi tiết

Cách tính phí bảo trì nhà chung cư được quy định rõ ràng cho từng đối tượng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. 

Tính phí bảo trì đối với người thuê mua chung cư

Theo khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở 2014, người thuê mua căn hộ chung cư phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích mua, thuê. Đây là khoản phí một lần, thường được thanh toán khi hoàn tất thủ tục mua bán hoặc ký hợp đồng thuê.

Ví dụ: Cư dân mua căn hộ có giá trị 2 tỷ đồng cần phải đóng mức phí bảo trì:

2.000.000.000 đồng X 2% = 40.000.000 đồng.

Bảo trì nhà chung cư
Mức tính phí bảo trì chung cư cụ thể là 2% giá trị căn hộ

Mức phí bảo trì chung cư đối với chủ đầu tư

Đối với phần diện tích căn hộ mà chủ đầu tư chưa bán hoặc không cho thuê, chủ đầu tư phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Mức phí này được tính theo căn hộ có giá trị cao nhất trong tòa nhà.

Ví dụ: Tòa nhà chung cư có căn hộ trị giá cao nhất 5 tỷ đồng (100m2) tương ứng 1m2 có giá 50 triệu đồng. Chủ đầu tư còn giữ lại 400m2 chưa bán. Phí bảo trì tòa nhà chung cư mà chủ đầu tư phải đóng: 

(50.000.000 đồng X 400) X 2%  = 400.000.000 đồng.

Quy định về sử dụng và quản lý quỹ bảo trì tòa chung cư

Quỹ bảo trì tòa nhà chung cư được sử dụng để bảo trì, tu sửa và thay mới các phần sở hữu chung của tòa nhà. Sử dụng quỹ này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy chế của tòa nhà.

Cụ thể, các hạng mục được sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư gồm có:

  • Các công trình công cộng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh như sân chung, công viên, vườn hoa, nhà để xe và các công trình khác được các định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.
  • Hệ thống không gian, kết cấu, trang bị kỹ thuật dùng chung như cột chịu lực, khung, tường bao quanh chung cư, sàn, mái, hành lang, sân thượng, thang máy gia đình, thang bộ, cổng,…
  • Hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, thoát nước, bể phốt, thu lôi, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, hệ thống cứu hoả, cứu nạn.
  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài những được kết nối với nhà chung.
  • Xử lý hệ thống thoát nước thải, hút bể phốt định kỳ, thu gom rác thải.
  • Các hạng mục khác thuộc quyền sở hữu nhà chung được quy định cụ thể trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và cư dân.

Đối với công tác bảo trì tòa, ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đúng mục đích và hạng mục cần thực hiện. Kế hoạch bảo trì nhà chung cư cần cụ thể và được Hội nghị nhà chung thông qua trước khi tiến hành bảo trì.

Bảo trì nhà chung cư
Phí bảo trì nhà chung cư được sử dụng đối với các phần sở hữu chung của tòa nhà

Khi thực hiện kiểm tra sửa chữa tòa nhà, các hoạt động sử dụng kinh phí bảo trì phải có hoá đơn tài chính và quyết toán theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm đóng phí bảo trì tòa nhà chung cư 

Đóng phí bảo trì chung cư không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm của cư dân và chủ đầu tư tòa nhà. 

Theo đó, cư dân cần đóng phí bảo trì nhà chung cư đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng đã ký kết. Tại thời điểm bàn giao nhà, người mua hoặc thuê chung cư sẽ phải đóng tất cả phí bảo trì cho chủ đầu tư. 

Bảo trì nhà chung cư
Người mua chung cư có trách nhiệm đóng đầy đủ phí bảo trì khi tiến hành bàn giao với chủ đầu tư

Về phía chủ đầu tư, ngoài đóng đầy đủ phí bảo trì còn có trách nhiệm lập quỹ, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng quỹ cho cư dân. Chủ đầu tư cũng phải đảm bảo các công trình, thiết bị chung được bàn giao cho cư dân trong tình trạng nguyên vẹn và có đủ khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài. 

Trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.  

Tuy nhiên, quá trình đóng góp và sử dụng phí bảo trì nhà chung cư cần được thực hiện công khai và minh bạch. Ban quản lý toà nhà cần cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch cũng như các khoản phí bảo trì định kỳ để cư dân nắm rõ và yên tâm về hạng mục sử dụng nguồn tiền bảo trì. 

Việc nắm rõ các quy định về phí bảo trì nhà chung cư không chỉ đảm bảo cơ sở hạ tầng chung vận hành trơn tru mà còn góp phần bảo toàn và tăng giá trị bất động sản trong tương lai. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ giữ ban quản lý và cư dân trong công tác bảo trì sẽ giúp tạo nên một môi trường sống an toàn, tiện nghi và bền vững. 

Tác giả

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
0949.788.666