Kiểm định thang cuốn là một trong những quy trình bắt buộc khi đem thang máy vận hành ngoài thị trường. Nếu không có quy trình này, chắc chắn thang cuốn sẽ không thể hoạt động. Trong bài viết ngày hôm nay của Thang máy Hùng Phát, hãy cùng nhau tìm hiểu về lý do phải có quy trình kiểm định và những bước cụ thể trong quy trình này nhé.
Lý do cần phải kiểm định thang cuốn
Thang cuốn, thang máy hoặc các thiết bị băng tải chở người đều là những thiết bị thuộc danh mục các loại vật tư cần phải được kiểm định nghiêm ngặt trong an toàn lao động. Quy định của luật pháp Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị sản xuất, bảo trì thang máy cần phải thực hiện kiểm định thang cuốn trước khi chính thức đưa thiết bị vào sử dụng.
Theo đó, kiểm định thang cuốn là một quy trình kiểm tra, đánh giá tổng quát tình trạng của thang cuốn trước khi đưa thiết bị vào hoạt động. Từ đó có thể xem xét kỹ lưỡng thiết bị thang cuốn có thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hay không.
Chúng ta có thể thấy rằng, hiện nay nhu cầu sử dụng thang cuốn, thang máy, các thiết bị băng tải chở người,… đang gia tăng rất nhanh.
Bởi đây đều là những thiết bị quan trọng trong đời sống. Đồng thời góp phần rút ngắn quá trình di chuyển, vận chuyển của con người. Tiết kiệm thời gian, công sức một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thang cuốn trong một thời gian dài, linh kiện, động cơ của thang cuốn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, quá trình kiểm định thang nên được đưa vào thường xuyên để tránh việc xảy ra những lỗi kỹ thuật, gây nguy hiểm tới người sử dụng cũng như hiệu suất của thiết bị.
Quy trình kiểm định thang cuốn cần được đưa vào trước khi thang vận hành vì đây là cách đảm bảo đơn vị không vướng phải những rủi ro pháp lý sau này. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng của đơn vị đối với pháp luật.
Những thiết bị thang cuốn cần phải kiểm định
Theo quy định của Pháp luật, thang cuốn nằm trong danh mục những thiết bị cần được kiểm định an toàn. Trong đó, những loại thang cuốn cần phải kiểm định trước khi đem ra vận hành ngoài môi trường đó chính là những loại thang như sau:
- Thang cuốn chở người
- Thang cuốn bệnh viện
- Thang cuốn chở hàng
- Thang cuốn tại các văn phòng, trung tâm thương mại lớn
- Thang cuốn sân bay
- Băng tải hàng hóa tại nhà máy, nhà ga, sân bay
Căn cứ, tài liệu dùng để kiểm định thang cuốn
Để tiến hành quy trình kiểm định thang cuốn, chắc chắn sẽ cần căn cứ vào những tài liệu, hồ sơ nhất định. Những hồ sơ này bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động với thang cuốn cùng băng tải chở người (QCVN 11:2012/BLĐTBXH)
- Quy trình kiểm định an toàn đối với thang cuốn, băng tải chở người (QTKĐ: 25/2016/BLĐTBXH)
- Yêu cầu về cấu tạo, lắp đặt thang cuốn an toàn theo TCVN 6397: 2010
- Yêu cầu chung về lắp đặt hệ thống nối đất cho công trình công nghiệp (TCVN9358:2012)
- Các phương pháp thử, yêu cầu an toàn về lắp đặt và cấu tạo thang cuốn cùng băng tải chở người theo TCVN 6906: 2001
Các thiết bị thang cuốn, băng tải chở người cũng có thể được đánh giá theo các tiêu chuẩn nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý những thiết bị này không được đánh giá với tiêu chuẩn thấp hơn mức quy định tại nước ta.
Quy trình kiểm định thang cuốn chi tiết nhất
Thông thường, quy trình kiểm định thang cuốn sẽ được chia thành những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các loại hồ sơ, tài liệu
Bước đầu tiên của quá trình kiểm định thang cuốn đó chính là kiểm tra hồ sơ, tài liệu của thiết bị. Theo đó, những tài liệu này cần phải thể hiện đầy đủ những chỉ tiêu về năng suất vận chuyển, mã hiệu, địa điểm chế tạo, các loại dẫn động cùng kích thước chính.
Bên cạnh đó, các hồ sơ này cũng liên quan tới đặc trưng kỹ thuật của hệ thống thang cuốn như các thiết bị an toàn, điều khiển, các hướng dẫn vận hành cùng xử lý các sự cố.
Bên cạnh đó, đối với những thiết bị kiểm định theo các thời hạn khác nhau cũng sẽ được chuẩn bị những tài liệu khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với những thiết bị kiểm định lần đầu: Khi thiết bị thang cuốn vừa lắp đặt xong, thiết bị bắt buộc cần trải qua bài kiểm tra mới có thể đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. Đơn vị lắp đặt thang cuốn cần phải chuẩn bị trọng tải để kiểm nghiệm tải trọng hệ thống. Sau khi đã kiểm tra cần đưa ra thông số cụ thể về tải trọng của thang để xem có phù hợp chuyên chở hay không.
- Đối với những thiết bị kiểm định có tính định kỳ: Những hồ sơ, tài liệu cần xử lý đó chính là lý lịch hệ thống, biên bản kiểm định, kết quả chứng nhận, hồ sơ bảo dưỡng,…
- Đối với những thiết bị cần phải kiểm định bất chợt: Quy trình kiểm định cần bổ sung kỹ thuật định kỳ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm hồ sơ cùng các biên bản nghiệm thu khác ngay sau khi sửa chữa, cải tạo thang cuốn. Trong trường hợp cần thay đổi vị trí lắp đặt của thang cuốn, bạn cần phải xem xét, kiểm tra lại hồ sơ lắp đặt.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
Bước thứ 2 của quy trình kiểm định thang cuốn đó chính là kiểm tra kết cấu, cấu trúc bên ngoài của thang cuốn.
Trong quy trình này, đơn vị kỹ thuật cần phải kiểm tra tính đồng bộ và hoàn thiện của thiết bị. Bên cạnh đó cần phải đánh giá lại so với hồ sơ thiết bị cùng lý lịch, thông tin chi tiết của thang cuốn.
Đơn vị kiểm định cũng cần kiểm tra tính chính xác giữa hồ sơ của doanh nghiệp cần lắp đặt so với thực tế. Những yếu tố này bao gồm nhãn hiệu, những chỉ tiêu kỹ thuật cùng các thông số.
Kiểm tra cấu tạo bên ngoài của thang cuốn cần kiểm tra mức độ biến dạng, cụm máy, các bộ phận thang cuốn, bao che cuôn thang, kết cấu gối đỡ cùng các hệ thống chiếu sáng.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật
Bước thứ 3 trong quy trình kiểm định thang cuốn đó chính là bước kiểm tra kỹ thuật. Trong giai đoạn này, bộ phận kiểm định sẽ kiểm tra quy trình lắp đặt cùng độ kích thước chính xác của thang cuốn, những yếu tố cần kiểm tra bao gồm: Khe hở giữa các bậc thang, tấm nền, tấm chắn thuộc hai bên lan can, độ ăn khớp của các rãnh, khe hở tay vịn và dẫn hướng,…
Sau khi đã kiểm tra kỹ thuật, đội ngũ kiểm định sẽ tiến hành theo quy trình thử vận hành thang máy không tải (có nghĩa là thử vận hành thang máy mà không có người, hàng hóa ở trên thang).
Trong khi khởi động sẽ cho thang cuốn vận hành theo cả 2 chiều chuyển động. Tiếp theo đó, đội ngũ kỹ thuật sẽ đánh giá khả năng hoạt động khi thang cuốn được đặt nối tiếp nhau và không có bộ phận trung gian ở giữa.
Sau đó, tốc độ hoạt động của thang cuốn cần phải đảm bảo phù hợp với đúng tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra cũng cần đo vận tốc của tay vịn thang cuốn và so sánh cùng vận tốc di chuyển thang hoặc băng tải. Sau đó mới tổng kết và đánh giá kết quả cuối cùng.
Bước 4: Xử lý kết quả
Bước cuối cùng của quy trình kiểm định thang cuốn đó chính là xử lý kết quả kiểm định. Trong bước này sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định, ghi rõ các thông tin thiết bị không đạt yêu cầu để kiến nghị khắc phục. Bên cạnh đó cần thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước lao động địa phương nơi sử dụng và lắp đặt thiết bị thang cuốn.
Quy trình kiểm định thang cuốn diễn ra trong thời gian bao lâu?
Về cơ bản, quy trình kiểm định thang cuốn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 4 năm/lần. Ngoài ra, thời gian này còn phụ thuộc vào chất lượng, tiêu chuẩn của thang cuốn, đồng thời phải thống nhất với các cá nhân, tổ chức sở hữu hoặc người quản lý thiết bị thang cuốn.
Những trường hợp sở hữu thời hạn sử dụng lên tới trên 12 năm thì thời hạn kiểm định được ấn định là 2 năm 1 lần. Còn với những trường hợp đơn vị sản xuất quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn thì phải được thực hiện theo yêu cầu của cơ sở.
Đối với trường hợp rút ngắn thời gian kiểm định, người kiểm định viên cần phải ghi rõ thời gian cùng lý do rút ngắn vào trong biên bản kiểm định. Thời hạn kiểm định khi được quy định rõ ràng trong các tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì phải thực hiện đúng theo những quy chuẩn đó.
Tổng kết
Bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết về quy trình kiểm định thang cuốn. Với những kiến thức mà Hùng Phát đã cung cấp, hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan nhất về quy trình, cũng như nắm được cụ thể từng bước trong quy trình kiểm định để áp dụng với các thiết bị sau này.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt, thi công các mẫu thang máy gia đình, thang cuốn, thang máy xuất nhập khẩu với giá thành hợp lý, chất lượng cao, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin cụ thể bên dưới đây:
CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT
Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:
Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0949.788.666
Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:
Hotline: 0946.114.999
CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Email: thangmayhungphat@gmail.com