Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc nâng tầng cho thang máy không còn là kỹ thuật quá khó khăn. Nhiều gia đình vì vậy mà đỡ băn khoăn khi muốn vừa sửa sang lại căn nhà, vừa muốn cải tạo thang máy. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là giải pháp nâng tầng cho thang máy gồm những gì, chi phí ra sao? Vậy nên trong bài viết dưới đây, thang máy Hùng Phát sẽ mang đến những tin tức hấp dẫn về giải pháp nâng tầng cho thang máy gia đình đang hoạt động. Mời quý vị cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu về nâng tầng cho thang máy
Trước khi đi sâu giải pháp nâng tầng cho thang máy, Hùng Phát sẽ cung cấp một vài thông tin ngắn về nâng tầng cho thang máy, nhằm mang đến cho quý vị một góc nhìn cụ thể hơn.
Thang máy đẹp nhiều năm trở lại đây đã trở thành phương tiện di chuyển không thể thiếu của con người. Chúng giúp chúng ta lên xuống các tầng một cách dễ dàng, lại cực kỳ tiết kiệm thời gian. Sự tiện lợi đó đã khiến cho thang máy được lắp đặt ở tất cả mọi nơi, từ công trình công cộng như trung tâm thương mại, công ty, khách sạn, cho đến chung cư, biệt thự, nhà ở,…
Đặc biệt là với công trình nhà ở gia đình, vì một số lý do mà rất có thể gia chủ sẽ lên kế hoạch xây thêm tầng cho ngôi nhà. Ví dụ, ngôi nhà của bạn đang sử dụng được xây dựng với 5 tầng, bạn muốn xây thêm 2 tầng nữa thì cũng nên nâng tầng cho thang máy lên theo kiến trúc mới.
Nghe thì có vẻ khá phức tạp và rắc rối nhưng trên thực tế, giải pháp nâng tầng cho thang máy đang hoạt động cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chi phí lắp đặt sẽ cao hơn so với công trình đã thay đổi số tầng từ khi thang máy chưa được lắp đặt.
Điều kiện để cải tạo công trình thang máy gia đình
Trước hết, muốn thực hiện giải pháp nâng tầng cho thang máy, bạn cần tính toán và xác định chính xác số tầng muốn nâng. Sau đó là thiết kế bản vẽ và cải tạo lại công trình. Song, vì đặc điểm là phần xây dựng thêm nên bắt buộc phần kiến trúc bổ sung phải giống và hài hòa với tổng thể căn nhà trước đó.
Ngoài ra, phần khung thang máy được làm từ thép hoặc bê tông cũng cần nâng thêm bằng cách xây tiếp nối kích thước trùng với kích thước trước đó. Đây là một hạng mục cần chú trọng hàng đầu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thang sau khi nâng tầng và đi vào sử dụng.
Chưa hết, phòng máy và kích thước giếng giang cũng cần được giữ giống với thiết kế ban đầu. Sau khi đã xác định xong đầy đủ các yếu tố gia chủ nên lựa chọn đơn vị triển khai uy tín, đảm bảo tối ưu được ngân sách. Vì vậy, cả đơn vị lắp đặt và gia chủ đều nên hết sức quan tâm đến giải pháp nâng tầng cho thang máy.
Các giải pháp nâng tầng cho thang máy
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực lắp đặt thang máy, dưới đây là giải pháp nâng tầng cho thang máy do Hùng Phát đúc kết. Các bạn cùng tham khảo giải pháp nâng tầng cho thang máy nhé.
Tháo dỡ thang máy ban đầu
Đầu tiên trong giải pháp nâng tầng cho thang máy là tháo dỡ thang máy ban đầu. Vì đây là công trình sửa chữa, cải tạo nên nếu muốn giải pháp nâng tầng cho thang máy thành công, tháo dỡ là điều không thể tránh khỏi. Việc tháo dỡ sẽ giúp mẫu thang máy gia đình không bị tác động trong quá trình cải tạo. Đồng thời giúp cho việc xây thêm tầng trở nên thuận lợi hơn.
Đối với thang máy không có phòng máy, việc tháo dỡ và chi phí cải tạo sẽ được tiết kiệm tối đa. Ngược lại, với những công trình sử dụng thang máy có phòng máy thì việc tháo dỡ toàn bộ máy kéo, tủ điện, bệ máy để chuyển lên vị trí phòng máy mới lại tốn khá nhiều công sức và chi phí.
Phòng máy được đặt ở vị trí cao nhất của công trình. Vậy nên, giải pháp nâng tầng cho thang máy lúc này là phải di chuyển chúng lên tầng cao hơn. Việc này thực tế lại dễ dàng hơn so với lúc ban đầu. Song, do trước đó phòng máy đã được cố định nên việc tháo dỡ vẫn gặp một số khó khăn. Khi tháo cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và không va chạm làm cho những thiết bị khác của phòng máy bị bóp méo.
Lắp đặt thêm rail dẫn hướng
Tiếp theo trong giải pháp nâng tầng cho thang máy là lắp đặt thêm rail dẫn hướng. Rail dẫn hướng là thiết bị được lắp đặt xuyên suốt hố thang máy, đảm bảo cabin thang máy đi đúng hướng. Khi số tầng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc ray dẫn hướng phải dài hơn, trong đó bao gồm cả ray dẫn hướng cabin và ray dẫn hướng đối trọng.
Với giải pháp nâng tầng cho thang máy này, chúng ta không cần phải thay thế thiết bị mới, tiết kiệm cho gia chủ rất nhiều chi phí.
Thay mới cáp tải
Điều quan trọng tiếp theo trong giải pháp nâng tầng cho thang máy là thay mới cáp tải. Bởi khác với 2 bộ phận trên, cáp tải chỉ được lắp đặt đúng như số tầng ban đầu của kiến trúc. Vậy nên, khi tiến hành cải tạo tầng thang máy, chúng ta không thể sử dụng lại cáp tải thang máy hay nối thêm cáp, mà phải thay thế hoàn toàn cáp mới.
Cáp tải thang máy mới phải được bảo đảm đúng, đủ với số tầng cần phục vụ, độ dày và chịu lực tốt hơn do tăng chiều cao tầng,…
Thay mới hoặc nối thêm cáp tín hiệu, cáp điện
Tương tự giải pháp nâng tầng cho thang máy – thay mới cáp tải, thì cáp tín hiệu, cáp điện cũng phải được thay mới, thiết kế lại sao cho đủ số tầng của công trình. Khi bắt đầu tiến hành nâng tầng thang máy, việc nối thêm hoặc thay thế cáp là việc đương nhiên phải làm.
Để có thể tối ưu chi phí, gia chủ có thể thay mới hoàn toàn hoặc nối thêm cáp tín hiệu, cáp điện đều được. Tuy nhiên, phải tính toán kỹ để đảm bảo thang máy được hoạt động một cách ổn định nhất. Ngoài ra, các dây cáp điện từ phòng máy xuống các tầng cũng phải được thay đổi vì cải tạo chiều cao của công trình.
Hệ thống cửa tầng thang máy
Hệ thống cửa tầng thang máy là thiết bị thang máy không thể thiếu. Vì vậy. giải pháp nâng tầng cho thang máy gia đình đồng nghĩa với việc số tầng cũng tăng thêm, từ đó chúng ta cũng cần phải lắp thêm cửa tầng cho hợp lý.
Cánh cửa thang máy: Cứ thêm 1 điểm dừng thì tương đương với việc phải thêm 1 bộ cánh cửa và 1 bộ truyền động cửa. Cánh cửa thì có nhiều vật liệu khác nhau như: inox gương, inox sọc nhuyễn, kính cường lực, thép phủ sơn,… Thường thì cánh cửa thang máy mới sẽ được chọn vật liệu giống cá cửa tầng cũ bên dưới.
Thanh an toàn cửa: Đây là thiết bị đảm bảo an toàn khi vào ra thang máy, giúp nhận biết các chướng ngại vật có thể làm kẹt cửa thang, ngăn chặn những tình huống nguy hiểm do kẹt cửa gây ra.
Rãnh cửa tầng: Cửa tầng của mỗi tầng đều có một rãnh cửa, có chức năng xác định đúng hướng và cố định cửa tầng lúc đóng mở.
Bảng gọi tầng
Khi thực hiện giải pháp nâng tầng cho thang máy, bảng gọi tầng cũng cần được trang bị thêm. Bảng gọi tầng được lắp mỗi bộ ở tầng dùng để gọi thang và có mặt hiển thị để xem vị trí và chuyển động của cabin thang máy, giúp người sử dụng xác định được vị trí thang. Từ đó, ta có thể căn chỉnh được thời gian chờ đợi.
Kiểm định lại thang máy
Bước cuối cùng trong giải pháp nâng tầng cho thang máy là kiểm định lại thang máy. Việc thay đổi số tầng của thang máy cũng giống như thay đổi cấu hình của thang so với kết quả kiểm định lần gần nhất trước đó. Vì vậy, sau khi hoàn thành việc lắp đặt thì cần phải kiểm định lại độ an toàn của thang máy, nhằm đảm bảo chất lượng của toàn bộ thang.
Chi phí để nâng tầng thang máy đã đi vào sử dụng
Sau khi đã rõ hơn về giải pháp nâng tầng cho thang máy, chúng ta cùng tính đến chi phí để nâng tầng cho thang máy đang hoạt động. Tùy vào số lượng tầng tăng thêm và dòng thang máy, chi phí nâng tầng thang máy sẽ không cố định. Với mỗi loại thang máy sẽ phát sinh một số chi phí nhất định như sau.
Chi phí thang máy có phòng máy
Đối với loại thang máy có phòng máy, chi phí để nâng tầng thang chắc chắn sẽ cần nhiều chi phí và thời gian hơn. Đây cũng là những khoản chi phí phát sinh từ giải pháp nâng tầng cho thang máy.
Chi phí tháo và lắp lại phòng máy: Khi thay đổi số tầng thì việc tháo dỡ và lắp lại phòng máy là điều đương nhiên. Bởi phòng máy thường được lắp đặt tại tầng trên cùng và việc di chuyển hệ thống máy kéo, tủ điện sẽ tốn kém khá nhiều chi phí và công sức. Và lưu ý khi tháo lắp cũng cần phải đảm bảo tránh va chạm để không gây ảnh hưởng tới các thiết bị phòng máy.
Chi phí lắp ráp thêm rail hướng dẫn: Ray hướng dẫn là một bộ phận quan trọng để quá trình di chuyển của thang được đúng hướng. Và khi số tầng phục vụ của thang máy tăng lên thì ray hướng dẫn cabin và rail hướng dẫn đối trọng cũng tăng lên tương ứng. Việc lắp ráp thêm ray hướng dẫn sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm cho gia chủ so với việc thay mới.
Chi phí thay thế cáp tải, cáp governor: Nếu ray hướng dẫn có thể lắp thêm để tiết kiệm chi phí thì cáp tải và cáp governor lại không thể thực hiện được điều đó. Bởi cáp tải sẽ được đặt đúng cho số tầng phục vụ và khi số tầng thay đổi thì phải thay thế mới. Cáp tải, cáp governor mới cần đảm bảo đúng độ dày, mức độ chịu lực cao tương ứng với số tầng.
Chi phí cho cáp điện và cáp tín hiệu: Với bộ phận này tùy theo nhu cầu của khách hàng có thể nối thêm để giảm chi phí. Hoặc thay mới hoàn toàn nhằm đảm bảo tính ổn định khi thang máy hoạt động.
Chi phí cho hệ thống cửa tầng: Với bộ phận này tùy theo nhu cầu của khách hàng có thể nối thêm để giảm chi phí. Hoặc thay mới hoàn toàn nhằm đảm bảo tính ổn định khi thang máy hoạt động.
- Cánh cửa thang máy: Khi thêm 1 tầng phục vụ thì cần thêm 01 bộ truyền động và 01 cánh cửa thang máy. Và cửa thang thông thường khách hàng sẽ lựa chọn giống với thiết kế và chất liệu của cửa tầng cũ.
- Thanh an toàn cửa: Là bộ phận nhằm đảm bảo an toàn khi ra vào thang và giúp nhận biết khi có vật cản.
- Rãnh cửa tầng: Có chức năng xác định hướng và cố định khi đóng mở cửa tầng. Mỗi cửa tầng sẽ có một rãnh cửa tương ứng.
Chi phí lắp đặt bảng gọi tầng thang máy: Mỗi tầng lắp thêm sẽ phải trang bị thêm 1 bảng gọi tầng. Giúp người sử dụng xác định vị trí của thang máy và bấm nút điều khiển để di chuyển thang theo nhu cầu.
Chi phí cho kiểm định thang máy: Khi tiến hành nâng tầng cho thang máy thì cấu hình của thang đã thay đổi. Do đó, sau khi hoàn thành việc lắp đặt nâng tầng thì khách hàng cần kiểm định lại thang máy nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
Chi phí thang máy không phòng máy
Với thang máy không phòng máy thì khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi nâng tầng so với thang máy có phòng máy. Như không mất chi phí tháo dỡ phòng máy, lắp phòng máy. Còn những chi phí cố định khác thì vẫn phát sinh như thang máy có phòng máy. Cụ thể như sau:
Chi phí trục vít: Với thang máy trục vít thì không thể chắp vá mà chỉ có thể đặt bộ trục vít hoàn toàn mới.
Chi phí thanh hướng dẫn: Giống như trục vít, thanh dẫn hướng cũng cần được đặt một bộ mới.
Chi phí cửa và vách cửa: Khi thang máy được nâng thêm 1 tầng thì hệ thống cửa tầng, vách cửa cũng cần tăng thêm 1 bộ để người sử dụng ra vào thang máy.
Chi phí cáp tải, cáp tín hiệu: cần thay mới khi tăng tầng sử dụng thang máy.
Chi phí lắp đặt bảng gọi tầng: Chi phí thay đổi bảng điều khiển và thêm nút bấm cho mỗi tầng, nút gọi thang bên ngoài.
Chi phí kiểm định: Khi hoàn tất quá trình thực hiện giải pháp nâng tầng cho thang máy, lắp đặt thay đổi số tầng thang máy hoạt động thì cần kiểm định lại hệ thống để đảm bảo an toàn và chất lượng thang máy.
=>> Như vậy, với dòng thang máy nào thì khi thực hiện giải pháp nâng tầng cho thang máy, khách hàng cũng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Ước tính chi phí cho mỗi tầng nâng giao động từ 20 triệu đồng – 40 triệu đồng.
Lời kết cho giải pháp nâng tầng cho thang máy
Có thể thấy, với giải pháp nâng tầng cho thang máy ngày càng chuyên nghiệp như thời nay, gia chủ nếu muốn cải tạo lại căn nhà không còn phải lo lắng về việc thang máy không thể nâng cao, hay mất thẩm mỹ, tốn chi phí. Tuy nhiên, những giải pháp nâng tầng cho thang máy nói trên phải được thực hiện bởi một đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, khéo léo/
Vì vậy, bên cạnh những giải pháp nâng tầng cho thang máy mà chúng tôi thông tin đến quý vị, việc lựa chọn một đơn vị lắp đặt thang máy uy tín cũng là một điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi hiểu rằng, công nghệ kỹ thuật càng hiện đại thì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao.
Tại Công ty thang máy Hùng Phát, chúng tôi sở hữu nhiều kinh nghiệm trong nghề và tự tin mang đến những giải pháp nâng tầng cho thang máy tốt, đảm bảo được chất lượng, độ an toàn và giá thành hợp lý. Có rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ đều cực kỳ hài lòng và gửi phản hồi tích cực đến đường dây nóng của chúng tôi.
Vì vậy, với sự tận tâm và chuyên nghiệp của mình, Hùng Phát hy vọng sẽ được phục vụ quý khách hàng, mang đến những sản phẩm hoàn hảo. Nếu quý vị có nhu cầu lắp đặt hay nâng tầng thang máy, hãy nhanh tay liên hệ với tư vấn viên của chúng tôi qua địa chỉ sau:
CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT
Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:
Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0949.788.666
Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:
Hotline: 0946.114.999
CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Email: thangmayhungphat@gmail.com