Trong cuộc sống, chúng ta chắc chắn đã từng đi thang máy dù ít hay nhiều. Tuy nhiên đối với một số người, việc đi thang máy giống như một cực hình. Họ thường xuyên cảm thấy sợ hãi tột độ, phát hoảng, thậm chí là ngất xỉu khi ở trong tình huống buộc phải di chuyển bằng thang máy. Hiện tượng này còn gọi là hội chứng sợ thang máy. Vậy đây là một hội chứng như thế nào và gây ra ảnh hưởng tiêu cực gì? Cùng Hùng Phát khám phá câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé.
Sơ lược về hội chứng sợ thang máy
Chúng ta từng nghe tới hội chứng sợ lỗ, hội chứng sợ độ cao, hội chứng ám ảnh trọng lực,… Tuy nhiên hội chứng sợ thang máy mới được bổ sung vào danh sách các hội chứng sợ hãi “kỳ lạ nhất” của con người dạo gần đây.
Chứng sợ thang máy hiện tại vẫn chưa được coi là một hội chứng chính thức theo các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hội chứng này vẫn có khá nhiều người mắc phải và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nó.
Chứng sợ thang máy còn được gọi với tên khác là Elevator Phobia. Về cơ bản, đây là một hội chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và có thể chi phối hành động của chủ thể. Họ thường xuyên mang một cảm giác lo âu, sợ hãi tới mức vô lý về thang máy. Trong nhiều trường hợp, họ thậm chí có thể gây ra những hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng tới chính bản thân và những người xung quanh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng sợ thang máy thực chất bắt nguồn từ một số hội chứng sợ hãi phổ biến hiện nay như chứng sợ không gian hẹp, chứng sợ độ cao, hội chứng sợ bị mắc kẹt hay chứng sợ đông người. Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực từ chứng sợ thang máy đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của con người.
Nguyên nhân của chứng sợ thang máy
Đọc tới đây, có lẽ bạn rất tò mò nguyên nhân của hội chứng này bắt nguồn từ đâu. Cho tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của hội chứng Elevator Phobia. Mặc dù vậy, đây là một chứng ám ảnh tâm lý có thể bắt nguồn từ một số trải nghiệm tiêu cực mà bệnh nhân từng trải qua trong quá khứ hoặc từ các tình trạng rối loạn lo âu khác.
Trải nghiệm tiêu cực ở quá khứ
Sợ hãi được cho là một thành tựu của quá trình tiến hóa. Cảm xúc này cho phép con người hay động vật có thể nhận thức được những mối nguy tiềm ẩn, từ đó học được cách bảo vệ bản thân.
Chính vì vậy, nguyên nhân gây ra hội chứng Elevator Phobia rất có thể đến từ những trải nghiệm tiêu cực tại quá khứ. Người mắc phải hội chứng này có lẽ đã trải qua một vài sự kiện tồi tệ như từng bị tai nạn thang máy trước đây, chứng kiến người thân gặp phải sự cố trong thang máy, bị nhốt, bạo hành, cưỡng bức ở trong thang máy,…
Mọi sự kiện trong quá khứ đều có thể trở thành gốc rễ cắm sâu vào tiềm thức con người, tạo nên nỗi sợ hãi tiềm ẩn khi phải trải qua sự kiện tương tự ở thời điểm hiện tại. Những yếu tố này tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tinh thần của con người. Và hội chứng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp nào khắc phục.
Các thông tin tiêu cực từ trước
Một trong những nguyên nhân tiếp theo gây ra hội chứng sợ thang máy tới từ các thông tin tiêu cực lan truyền trong cộng đồng. Có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe qua các tin tức liên quan tới tai nạn, các sự cố xảy ra trong thang máy. Khi tiếp xúc với những thông tin này, não bộ chúng ta đã vô thức reo rắc những nỗi lo sợ.
Người trưởng thành vốn đã hoàn thiện về nhận thức nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những thông tin như vậy. Tuy nhiên, đối với bộ phận trẻ em và thanh thiếu niên vốn chưa phát triển về tâm lý, nhận thức nên dễ bị tiêu cực khi gặp phải những thông tin như vậy hơn.
Ở trong một số trường hợp cụ thể, những nỗi sợ hãi vô lý liên quan tới thang máy có thể thay đổi và giảm dần theo thời gian. Mặc dù vậy cũng xuất hiện một số trường hợp tình trạng bệnh không chấm dứt mà diễn tiến theo thời gian, gây ra một số vấn đề về tâm lý nghiêm trọng, để lại hậu quả, biến chứng lâu dài cho người bệnh.
Chịu ảnh hưởng bởi rối loạn tâm lý
Nguyên nhân thứ ba được cho là khởi nguồn của hội chứng sợ thang máy tới từ những rối loạn tâm lý từ trước. Cụ thể hơn, hội chứng Elevator Phobia có thể bắt nguồn từ hội chứng sợ không gian kín cùng hội chứng sợ đám đông. Những hội chứng này có thể phát triển cùng một lúc, hoặc cũng có thể trở thành hệ quả của nhau.
Khi người bệnh mắc phải hội chứng sợ không gian kín, họ sẽ có cảm giác hoảng loạn khi ở trong các không gian kín như đường hầm, xe hơi hay thang máy. Thông thường, khi bị giam giữ tại một không gian kín, họ bắt đầu cảm thấy nghẹt thở, thiếu oxy trọng khu vực này. Còn đối với hội chứng sợ đám đông, người bệnh thường sẽ né tránh việc tụ tập tại nơi đông người và di chuyển bằng các phương tiện công cộng như thang máy, xe bus.
Những hội chứng này có liên quan tới nhau và tạo ra hậu quả tiêu cực với người mắc phải.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ thang máy
Cũng giống như đa phần các hội chứng rối loạn tâm lý khác, hội chứng sợ thang máy được chia thành mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng. Đối với mỗi mức độ, người bệnh sẽ có từng dấu hiệu nhận biết khác nhau. Những biểu hiện ấy được liệt kê cụ thể hơn dưới đây:
- Người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng thái quá về quá trình đi thang máy. Thậm chí chỉ cần nghĩ tới thang máy cũng khiến họ cảm thấy sợ hãi tột độ
- Họ sẽ sử dụng thang cuốn và thang bộ nhiều hơn so với thang máy, kể cả khi đang ở trên tầng rất cao
- Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thang máy, hội chứng sợ thang máy khiến họ biểu hiện ra bên ngoài những phản ứng mạnh mẽ như đổ nhiều mồ hôi, đau thắt ngực, tim đập nhanh, chóng mặt hoa mắt, nổi gai ốc,…
- Trong khi hoảng loạn, người bệnh thường liên tưởng tới những ý nghĩ tiêu cực như sắp có tai nạn, sự cố thang máy xảy ra, bản thân có thể gặp nguy hiểm và dễ dẫn tới những hành vi bộc phát cảm xúc như gào thét, tức giận, đập phá đồ đạc,…
- Mức độ biểu hiện nặng nhất của người có hội chứng sợ thang máy đó chính là ngất xỉu và nôn mửa do hoảng loạn quá mức.
Ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng sợ thang máy
Tùy theo từng mức độ cụ thể, hội chứng sợ thang máy có thể gây ảnh hưởng một cách tiêu cực tới cuộc sống, tâm lý của người bệnh. Đối với mức độ nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng và bất an trong quá trình sử dụng thang máy, dẫn tới một số dấu hiệu nghiêm trọng.
Còn trong những trường hợp nỗi sợ hãi đạt cảnh giới cao nhất, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được hành vi của mình. Nỗi sợ có thể bị bùng phát và không thể kiềm chế, dẫn tới tình trạng suy hô hấp, khó thở, tim co thắt và thậm chí là ngất xỉu.
Những người mắc phải hội chứng Elevator Phobia thường xuyên gặp căng thẳng và bị bức bối về tinh thần trong suốt khoảng thời gian dài. Mặc dù gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống khi di chuyển, họ vẫn sẽ lựa chọn các loại thang bộ, thang cuốn và thường xuyên tránh các kiểu nhà cao tầng, hạn chế tới các trung tâm thương mại cùng các chung cư.
Về lâu dài, những biểu hiện này có thể gây ảnh hưởng một cách tiêu cực tới quá trình làm việc, học tập của người bệnh. Người mắc phải hội chứng này không thể trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn và bỏ lỡ khá nhiều cơ hội về nghề nghiệp, phát triển trong cuộc sống bởi chứng rối loạn tâm lý của mình.
Khi tránh xa những liên kết cộng đồng, về lâu dài người mắc hội chứng sợ thang máy sẽ gặp khó khăn khi duy trì những mối quan hệ của mình. Cô lập bản thân với xã hội có thể khiến người bệnh đối mặt với những tình trạng tâm lý nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn hành vi,… từ đó có thể xảy ra những tệ nạn gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Biện pháp cải thiện hội chứng sợ thang máy
Hội chứng sợ thang máy là một hội chứng gây ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống cùng tâm lý của người mắc phải. Mặc dù vậy, vẫn có phương pháp để cải thiện và điều trị hội chứng này. Các biện pháp có thể liệt kê như sau:
Sử dụng thuốc cải thiện hội chứng sợ thang máy
Khi người bệnh mắc phải các triệu chứng sợ hãi, hoảng loạn quá mức do hội chứng sợ thang máy thì có thể sử dụng thuốc để giảm thiểu bớt. Cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc phải có sự cho phép và chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không được phép tự ý sử dụng thuốc.
Đối với người mắc phải hội chứng này, những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là benzodiazepines. Đối với những tình huống nghiêm trọng hơn như loạn nhịp tim hay tăng huyết áp, người bệnh có thể sử dụng thuốc chẹn beta.
Điều trị tâm lý từ chuyên gia
Các chuyên gia tâm lý sẽ có những liệu pháp phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị hội chứng sợ thang máy, giúp người bệnh có thể kiểm soát những hành vi, cảm xúc của mình nhằm giữ tinh thần ổn định.
Một vài liệu pháp như liệu pháp tiếp xúc, thôi miên, nhận thức hành vi khiến người bệnh có thể đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi của mình. Các chuyên gia sẽ cùng tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn này, đồng thời khiến người bệnh có được cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời tiếp nhận những suy nghĩ đúng đắn trong quá trình đi thang máy.
Tự bản thân cải thiện hội chứng sợ thang máy
Ngoài ra, để giảm thiểu những nỗi lo lắng do hội chứng sợ thang máy gây ra, người bệnh cũng có thể tự sử dụng các biện pháp cải thiện. Trước tiên đó là tìm hiểu kỹ các thông tin về phương tiện thang máy, cơ chế vận hành, chế độ an toàn để có nhận thức đúng đắn, phòng tránh những nỗi sợ hãi vô lý.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh, tránh làm việc quá sức và tự tạo áp lực cho bản thân. Đồng thời trang bị cho mình một số phương pháp thư giãn cụ thể như tập yoga, nghe nhạc, đọc sách, thiền,… Tránh xa các loại đồ uống kích thích cũng là một cách để giảm bớt áp lực tâm lý hàng ngày.
Tổng kết
Bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát đã tổng hợp toàn bộ những thông tin về hội chứng sợ thang máy. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc đã được bổ sung thêm kiến thức mới về một hội chứng rối loạn tâm lý khá mới mẻ, đồng thời có được cái nhìn cảm thông hơn đối với những người mắc phải hội chứng này.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt, thi công các mẫu thang máy chung cư, thang máy gia đình nhập khẩu chất lượng, hãy liên hệ với đơn vị ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất.