Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh thang máy gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc trong thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam. Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ thắc mắc và tiết kiệm tối ưu chi phí, hãy cùng Hùng Phát tìm hiểu chi tiết về thủ tục này trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Sơ lược về thủ tục nhập khẩu thang máy
Các doanh nghiệp kinh doanh thang máy có lẽ đã quá quen thuộc với thủ tục nhập khẩu thang máy. Tuy nhiên với những người không chuyên, khái niệm này còn khá mơ hồ. Vậy thế nào là thủ tục nhập khẩu thang máy?
Thủ tục nhập khẩu thang máy có thể hiểu đơn giản là quá trình đưa sản phẩm thang máy từ nước ngoài vào Việt Nam, dựa trên quy định của Pháp luật.
Với những doanh nghiệp mới, quy trình nhập khẩu thang máy về Việt Nam còn gặp khá nhiều vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu cho thực trạng này là vì thiếu hồ sơ cùng các loại giấy tờ phù hợp. Đây đều là những khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt.
Để có thể nhập khẩu lô hàng thang máy chính ngạch, doanh nghiệp cần phải chú ý đến 2 yếu tố chính: Đăng ký pháp nhân nhập khẩu chính thống và tìm đối tác nước ngoài uy tín.
Việc đăng ký đơn vị nhập khẩu chính thống giúp chúng ta có đủ pháp quyền để quản lý lô hàng nhập khẩu, tránh những rủi ro pháp lý sau này. Ngoài ra, chúng ta cũng cần một đối tác kinh doanh uy tín để đảm bảo nhập khẩu các mặt hàng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, phòng ngừa xảy ra những rắc rối đáng tiếc.
Căn cứ làm thủ tục nhập khẩu thang máy
Để thủ tục nhập khẩu thang máy diễn ra thuận lợi, bạn nên tham khảo và căn cứ vào các văn bản pháp luật theo Quy định của nhà nước, cụ thể là những văn bản như sau:
- Thông tư số 31/2022/TT-BTC, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam
- Luật quản lý Thuế 38/2019/QH14
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định điều chỉnh một số điều trong Luật quản lý Ngoại thương
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan
- Luật thuế xuất và nhập khẩu năm 2016
- Luật Hải quan 2014, Khoản 2 và 3, Điều 86 về Trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu
- Thông tư số 15/2018/TT- BLĐTBXH ban hành về an toàn lao động với thang máy gia đình
Trong thủ tục nhập khẩu thang máy cần lưu ý gì?
Những quy định trong thông tư số 15/2018 đã trình bày cụ thể về những thông tin liên quan tới thủ tục nhập khẩu thang máy. Ngoài những quy định này, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể như sau:
Hồ sơ, tài liệu về thủ tục nhập khẩu thang máy
Trong thông tư số 15/2018 cũng đã quy định những loại tài liệu cần chuẩn bị trong hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thang máy, cụ thể là những tài liệu như sau:
- Hóa đơn thương mại
- Tờ khai hải quan
- Danh sách đóng gói
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của thang máy
- Hợp đồng thương mại
- Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
- Số vận đơn
- Kết quả kiểm định
- Thông số kỹ thuật
Những tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu chính là hóa đơn thương mại, số vận đơn, tờ khai hải quan, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những tài liệu này mới có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu cơ bản. Đối với những chứng từ khác có thể bổ sung muộn hơn tùy theo phía yêu cầu của bộ phận hải quan.
Thuế nhập khẩu thang máy
Một trong những yếu tố được các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối thang máy quan tâm nhiều nhất đó chính là thuế nhập khẩu của thang máy.
Đối với bất cứ mặt hàng, sản phẩm nào được nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc doanh nghiệp phải đóng thuế nhập khẩu. Quy định này được Chính phủ ban hành nhằm mục đích gia tăng ngân sách của nhà nước. Bên cạnh đó còn giảm sự cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu với mặt hàng trong nước, làm cân bằng cán cân thương mại.
Giá trị thuế nhập khẩu thang máy được quy định trong Luật thuế xuất, nhập khẩu danh mục hàng thang máy dao động từ 0-10%.Đối với những mặt hàng có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thuộc form D và form E sẽ được hưởng mức giá trị thuế nhập khẩu là 0%.
Sự chênh lệch về mức giá trị thuế nhập khẩu thang máy giữa các nước về Việt Nam là vì Hiệp định tự do thương mại cùng Việt Nam. Lúc này, các doanh nghiệp tại nước ta sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi, hoặc thậm chí là không phải chịu thuế. Điều này mang lại những lợi ích tốt cho mọi công ty kinh doanh mặt hàng thang máy nhập khẩu.
Nhãn mác
Nhãn mác là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thủ tục nhập khẩu thang máy. Dán nhãn là một trong những căn cứ để hỗ trợ các cơ quan nhà nước cùng người tiêu dùng quản lý, kiểm soát, phân biệt với các mặt hàng nhập lậu.
Các loại hàng hóa nhập khẩu như thang máy, bên cạnh việc dán nhãn gốc (các thông tin về thương hiệu do tổ chức, cá nhân dán trên hàng hóa, các bao bì thương phẩm), thang máy nhập khẩu còn được dán thêm nhãn phụ (đây là loại nhãn dịch những thông tin bắt buộc của sản phẩm sang tiếng Việt, hoặc những thông tin mà nhãn gốc còn thiếu).
Nội dung chi tiết của thông tin trên nhãn mác thường sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Công ty xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty)
- Đơn vị nhập khẩu
- Thông số kỹ thuật
- Tên mặt hàng
- Xuất xứ
- Thông tin cảnh báo
Đây là những thông tin nhãn mác cơ bản cần được dán lên sản phẩm trong quy trình nhập khẩu thang máy. Mọi thông tin đều phải dịch thuật sang tiếng Việt. Trong quá trình thông quan hải quan, nếu hàng hóa bị trở thành “luồng đỏ”, bộ phận hải quan sẽ kiểm tra rất gắt gao thông tin nhãn dán.
Nhãn mác nên được dán đúng vị trí. Trong khi nhập khẩu thì nhãn mác sẽ được dán lên bề mặt của kiện hàng sao cho tiện kiểm tra và dễ nhìn nhất như nắp thùng carton, bao bì sản phẩm,… Dán nhãn mác đúng vị trí sẽ tiết kiệm tối ưu thời gian làm thủ tục nhập khẩu thang máy.
Khâu kiểm tra chất lượng thang máy
Trong thủ tục nhập khẩu thang máy, một bước quan trọng không thể thiếu đó chính là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Theo Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, thang máy là mặt hàng bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Đây là quy trình bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn quá trình thông quan diễn ra thuận lợi.
Để đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy, doanh nghiệp, cá nhân cần làm theo những bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Làm hồ sơ
Khi làm hồ sơ chứng nhận hợp quy thang máy, bạn sẽ cần chuẩn bị một số loại tài liệu cụ thể như sau:
- Đơn yêu cầu xác nhận hợp quy
- Giấy phép kinh doanh
- Chứng chỉ chất lượng
- Tài liệu kiểm định
- Báo cáo kiểm tra
- Một số chứng từ bổ sung khác (nếu có)
- Bước 2: Xác nhận kiểm tra chất lượng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận đăng ký (cụ thể là Sở lao động – Thương binh và Xã hội) trong vòng 2-3 ngày. Khi đã có đơn xác nhận đăng ký sẽ tiến hành mở khai hải quan, đồng thời làm các công đoạn mang sản phẩm về bảo quản.
- Bước 3: Kiểm tra
Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ là tổ chức được cấp phép bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khi tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, tổ chức sẽ bắt đầu công đoạn kiểm tra chất lượng thang máy.
- Bước 4: Đưa kết quả
Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra chất lượng theo Quy định Pháp luật của Nhà nước, tổ chức này sẽ đưa ra quyết định, đồng thời cấp giấy xác nhận đạt chuẩn. Sau khi lấy giấy xác nhận cần phải bổ sung vào trong hồ sơ thủ tục nhập khẩu thang máy. Lúc này, Sở sẽ ra xác nhận thông quan hàng hóa để tiến hành thông quan.
Các bước trong thủ tục nhập khẩu thang máy
Sau khi trải qua quá trình kiểm tra chất lượng thang máy, doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước làm thủ tục nhập khẩu thang máy. Dưới đây là thông tin về quy trình chi tiết để mọi người có thể tham khảo.
Bước 1: Điền tờ khai hải quan
Khi đã tập hợp đầy đủ chứng từ nhập khẩu (Hợp đồng, giấy chứng nhận hợp quy, số vận đơn, chứng nhận xuất xứ,…), doanh nghiệp có thể nhập trực tiếp thông tin khai báo hải quan lên phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai
Sau khi điền tờ khai hải quan, hệ thống sẽ trả kết quả để phân luồng tờ khai. Tùy theo từng luồng xanh, vàng, đỏ mà doanh nghiệp sẽ mở tờ khai tại Chi cục hải quan.
Bước 3: Thông quan
Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không có bất cứ vấn đề gì, cán bộ hải quan chấp nhận thông quan.
Bước 4: Mang hàng về kho
Khi tờ khai được thông quan, doanh nghiệp, cá nhân tiến hành thanh lý, đồng thời làm các thủ tục khác như đóng thuế nhập khẩu và mang hàng về kho bảo quản, dự trữ.
Lời kết
Bài viết trên đây của Hùng Phát đã tổng hợp toàn bộ thông tin cần thiết về thủ tục nhập khẩu thang máy. Với những kiến thức mà chúng tôi tìm hiểu được, hy vọng bạn đọc đã nắm được sơ lược quy trình và biết cách áp dụng đối với mặt hàng thang máy nhập khẩu sau này.