Công tắc hành trình thang máy – “Người dẫn đường thầm lặng”

Để có thể đảm bảo thang máy hoạt động một cách an toàn, không vượt ra khỏi quỹ đạo hoạt động cho phép, một trong những thiết bị quan trọng nhất đó chính là công tắc hành trình thang máy. Vậy đây là một loại linh kiện như thế nào? Cùng Hùng Phát khám phá câu trả lời ngay trong bài viết bên dưới nhé. 

Giới thiệu công tắc hành trình thang máy

Thang máy vốn là một tổ hợp của rất nhiều linh kiện, bộ phận khác nhau. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt, đảm bảo an toàn cho các hành khách trong suốt quá trình sử dụng. 

Một thiết bị được cho là “người dẫn đường” của thang máy đó chính là công tắc hành trình thang máy. Tại sao loại linh kiện này lại được đặt cái tên như vậy? 

Công tắc hành trình thang máy là linh kiện không thể thiếu trong mỗi chiếc thang máy. Loại công tắc này thường được lắp đặt tại đầu dưới và đầu trên trong một cabin thang máy, tại tầng cao nhất và tầng cao nhất.

Giới thiệu công tắc hành trình thang máy
Giới thiệu công tắc hành trình thang máy

Loại công tắc này có chức năng kiểm soát quá trình hoạt động của thang máy, “dẫn” thang máy tới đúng vị trí tầng mong muốn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong suốt quá trình thang máy vận hành. 

Thông thường sẽ có từ 2-3 công tắc hành trình được gắn tại vị trí mỗi điểm tầng. Những công tắc này sẽ đảm bảo thang máy hoạt động theo đúng lộ trình cho trước, không xảy ra tình trạng vượt lộ trình. 

Công tắc hành trình thường có dạng trụ vuông. Cấu tạo cơ bản của loại công tắc này bao gồm: Lớp polymer ở ngoài cùng, cổng dẫn điện, cổng kết nối, chân thường hở, chân thường đóng, chân COM. 

Công tắc hành trình thang máy hoạt động như thế nào?

Công tắc hành trình thang máy thường sẽ được sử dụng để đóng hoặc cắt mạch điện tại vị trí lưới điện hạ áp. Chức năng của loại công tắc này khá tương tự giống nút ấn. Khác biệt duy nhất một điều là bộ phận kỹ thuật sử dụng các bộ phận cơ khí để tiếp cận loại công cụ này. Sau đó từ quá trình chuyển đổi cơ khí này sẽ được biến đổi thành tín hiệu điện.

Công tắc hành trình thang máy hoạt động như thế nào?
Công tắc hành trình thang máy hoạt động như thế nào?

Khi có lực tác động lên công tắc, tiếp điểm của chân COM và chân thường đóng sẽ bị hở, tiếp theo đó tiếp điểm sẽ chuyển qua giữa chân COM và chân thường hở. Tại điều kiện bình thường, tiếp điểm chân COM và chân thường đóng được nối với nhau. Lúc này, tín hiệu điện sẽ tự động bị ngắt. 

Nhờ cơ chế này, công tắc hành trình thang máy có thể giới hạn chuyển động của các bộ phận trong thang máy. 

Cách lắp đặt công tắc hành trình thang máy

Về cơ bản, công tắc hành trình thang máy thường sẽ được lắp đặt tại vị trí tầng cao nhất cùng tầng thấp nhất của thang máy. Cụ thể hơn, vị trí này sẽ cách xa điểm dừng từ 20cm – 40cm. Điều này đảm bảo cho công tắc hành trình có thể tiếp xúc được cùng gờ chạm cảm biến. 

Tại vị trí các tầng giữa, công tắc hành trình thường sẽ được lắp đặt song song, cách nhau khoảng từ 30cm – 80cm để cho công tắc tiếp xúc được với gờ cảm biến trong khi thang dừng hẳn. 

Quy trình đấu công tắc hành trình thang máy thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Điều cơ bản đầu tiên trước khi lắp đặt công tắc hành trình đó chính là lựa chọn một loại công tắc phù hợp với nhu cầu sử dụng thang máy của số lượng hành khách trong tòa nhà. Yếu tố cần lưu tâm trong khâu đầu tiên đó chính là kiểm tra số chân của công tắc điện, đồng thời đảm bảo cấu tạo của công tắc tương thích với mạch điện.

Ngoài ra, một số linh kiện khác cần chuẩn bị phải đảm bảo một số yếu tố như sau:

Thiết bị ánh sáng: Để có thể kiểm tra công tắc hành trình thang máy có hoạt động tốt hay không, hãy sử dụng một thiết bị ánh sáng (đèn LED, đèn dây tóc,…) kiểm tra trước

Các dụng cụ khác: Chuẩn bị kìm, dao cắt dây, tuốc nơ vít, kẹp đấu nối,… 

Cách lắp đặt công tắc hành trình thang máy
Cách lắp đặt công tắc hành trình thang máy
  • Bước 2: Ngắt nguồn

Trước khi tiến hành đấu công tắc hành trình thang máy cần phải bảo đảm nguồn điện chính đã bị ngắt, đảm bảo sự an toàn trong quá trình lắp đặt. 

  • Bước 3: Đấu dây điện

Để đấu dây điện cho công tắc hành trình, cần tính toán và cắt một đoạn dây điện phù hợp để kết nối công tắc hành trình cùng hộp điện. Tại vị trí này, bạn sẽ thấy các chân kết nối bao gồm chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường mở (NO). Thứ tự lắp các dây lần lượt như sau:

Dây nối chân COM: Gọi là điểm dương của nguồn điện

Dây nối chân thường mở NO: Đây gọi là điểm mở của công tắc hành trình, tín hiệu điện sẽ chạy qua điểm này khi bấm công tắc

Dây nối chân thường đóng NC: Đây gọi là điểm đóng của công tắc hành trình, tín hiệu điện sẽ chạy qua điểm này khi công tắc không được bấm. 

  • Bước 4: Kiểm tra

Ở bước này, hãy kết nối đầu dây điện còn lại vào bóng đèn LED để kiểm tra công tắc đã hoạt động hay chưa. 

Các loại công tắc hành trình thang máy cơ bản

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại công tắc hành trình thang máy khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, loại công tắc này được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:

  • Công tắc đòn bẩy

Loại công tắc hành trình đòn bẩy sở hữu bộ phận tay truyền động từ vị trí thanh nối tới trục đòn bẩy. Trong khi thanh truyền động bị lệch, bộ phận này vẫn có thể tự do quay. Trong trường hợp thanh hiển thị lực bẩy bị loại bỏ, trục đòn bẩy được công tắc đưa trở về trạng thái bình thường thông qua bộ phận lò xo hồi vị. 

Tiếp điểm công tắc của loại đòn bẩy này có thể đóng hoặc mở. Cơ chế chấp hành cùng tay đòn góp phần đưa tiếp điểm chuyển từ trạng thái này sang tới trạng thái khác, khiến cho hành trình ở trạng thái mở. Khi kích hoạt sẽ tự động đóng lại

  • Công tắc đẩy

Công tắc đẩy là một loại công tắc có tiếp điểm vận hành từ vị trí lõm của cánh tay đòn. Công tắc này có thể được điều chỉnh bằng trục quay. Bên cạnh lĩnh vực thang máy, loại công tắc này còn được ứng dụng trong các lĩnh vực hạ chuyển động, làm cần trục nâng. 

Lưu ý khi lựa chọn công tắc hành trình thang máy

Lưu ý khi lựa chọn công tắc hành trình thang máy
Lưu ý khi lựa chọn công tắc hành trình thang máy

Loại công tắc này kết hợp với thiết bị thang máy để tạo ra hiệu quả vận hành cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn công tắc hành trình cho thang máy là vô cùng quan trọng bởi điều này có thể giúp hệ thống điều khiển hoạt động một cách có hiệu quả.

Khi lựa chọn công tắc hành trình, bạn có thể lưu ý tới một số vấn đề như sau:

  • Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thang máy, tải trọng thang máy mà lựa chọn loại công tắc phù hợp. Đối với một số trường hợp cụ thể sẽ cần sử dụng công tắc giới hạn có bộ phận con lăn. 
  • Nên lựa chọn công tắc hành trình dựa trên lực truyền của công tắc hành trình với thang máy
  • Lưu ý tới các vấn đề như môi trường lắp đặt, độ ẩm, độ rung,… Khi đảm bảo các điều này sẽ giúp thiết bị hoạt động một cách tốt nhất. 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Thang máy Hùng Phát đã tìm hiểu về công tắc hành trình thang máy. Hy vọng rằng những thông tin này đã góp phần cung cấp những thông tin bổ ích tới bạn đọc.

Tác giả

Đánh giá post
All in one
0949.788.666