Bộ truyền động cửa thang máy: Những điều cơ bản cần biết

Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì giúp cho cửa thang máy có thể mở ra và đóng lại một cách trơn tru như vậy không? Câu trả lời nằm ở một loại linh kiện mang tên “Bộ truyền động cửa thang máy”. Loại linh kiện này đóng vai trò giống như “trái tim: của hệ thống cửa, góp phần đảm bảo thang máy hoạt động ổn định. Bài viết hôm nay của Thang máy Hùng Phát sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về linh kiện này, cùng theo dõi với chúng tôi ngay bên dưới nhé. 

Giới thiệu chung về bộ truyền động cửa thang máy

Như đã nhắc tới ở phần mở đầu, bộ truyền động cửa thang máy là một bộ phận đóng vai trò là “trái tim” của hệ thống cửa nói riêng cùng hệ thống thang máy nói chung. Theo đó, đây là một thành phần vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo hoạt động an toàn của thang máy. 

Bộ truyền động cửa thang máy thường được lắp đặt tại vị trí trên cùng của cửa cabin. Loại linh kiện này thường thường sở hữu hình chữ nhật, được gia công bằng kim loại và có chứa hệ thống điện, bánh răng, thanh dẫn hướng, cảm biến cửa,… đi kèm. Linh kiện được thiết kế gọn gàng, tích hợp các thành phần khác nhằm đảm bảo cửa thang máy hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. 

Giới thiệu chung về bộ truyền động cửa thang máy
Giới thiệu chung về bộ truyền động cửa thang máy

Mỗi thành phần trong bộ truyền động cửa cabin thang máy đều sở hữu kích thước, hình dạng đặc trưng. Việc hiểu rõ hình dạng, cấu tạo, chức năng của các bộ phận này sẽ giúp bạn nắm bắt được cách thức hoạt động và bảo trì thiết bị một cách hiệu quả nhất. 

Những thành phần của bộ truyền động cửa thang máy

Về cơ bản, bộ truyền động cửa thang máy là một hệ thống cơ điện bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Mỗi bộ phận đều đặc trưng riêng góp phần đảm bảo hiệu suất thang máy.

Các thành phần của bộ truyền động bao gồm:

Bánh răng và dây đai

Bộ phận bánh răng và dây đai cũng được gia công bằng chất liệu kim loại cứng, hỗ trợ truyền động sức mạnh từ bộ phận động cơ sang bộ phận dây đai. 

Bánh răng thường sẽ có dạng hình tròn cùng các răng cưa xung quanh mép. Dây đai có dạng tròn, được gia công bằng chất liệu cao su hay vật liệu tổng hợp. Kích thước của hai bộ phận này thường sẽ thay đổi tùy thuộc vào thiết kế khác nhau, sở hữu đường kính trung bình từ 5-20cm. 

Khi hoạt động, những bộ phận này sẽ dẫn truyền động lực từ động cơ theo tín hiệu nút bấm để đóng hoặc mở cửa.

Những thành phần của bộ truyền động cửa thang máy
Những thành phần của bộ truyền động cửa thang máy

Thanh dẫn hướng

Bộ phận thứ hai sở hữu chức năng vô cùng quan trọng trong cấu tạo của bộ truyền động cửa là thanh dẫn hướng. Bộ phận này thường sở hữu hình dạng dài, thẳng hay cong nhẹ. Thanh dẫn hướng cũng được gia công bằng các kim loại có độ bền cao như thép hay nhôm. Kích thước của loại thanh dẫn hướng này thường rơi vào từ 1 đến 2m, phụ thuộc vào chiều cao của cửa thang máy.

Bộ phận thanh dẫn hướng có chức năng dẫn hướng cho cửa thang máy mở ra, đóng lại một cách trơn tru, mượt mà nhất. 

Bộ truyền động cửa thang máy gồm những loại nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ truyền động cửa tầng thang máy khác nhau. Trong số đó phổ biến nhất là hai loại truyền động dưới đây:

Bộ truyền động cửa thang máy bằng động cơ

Bộ truyền động cửa thang máy bằng động cơ là một linh kiện được sử dụng vô cùng phổ biến khi lắp đặt hệ thống cửa thang máy. Loại truyền động này thường mang lại hiệu suất khá cao và đáng tin cậy trong quá trình điều khiển cửa cabin thang máy.

Bộ truyền động cửa thang máy bằng động cơ thường sử dụng động cơ điện để điều khiển các bánh răng, dây đai. Khi nhận được tín hiệu, động cơ điện đồng thời khởi động, tạo ra chuyển động quay và góp phần truyền lực qua bánh răng. 

Loại bộ truyền động này sở hữu ưu điểm là có cấu trúc cơ đơn giản, dễ dàng bảo trì và sửa chữa. Bên cạnh đó, các bộ phận cơ khí thường sở hữu tuổi thọ cao và ít xảy ra nguy cơ hỏng hóc. 

Mặc dù bộ truyền động cửa cabin thang máy khá dễ bảo trì nhưng hoạt động của các loại bánh răng và đòn bẩy có thể gây ra những tiếng ồn khó chịu, những hành khách khi di chuyển bằng thang máy ít nhiều có thể gặp khó chịu. 

Bộ truyền động cửa thang máy bằng dây

Một loại bộ truyền động cửa cabin thang máy nữa cũng được sử dụng vô cùng phổ biến đó là bộ truyền động bằng dây.  

Bộ truyền động bằng dây thường sở hữu cấu trúc và khối lượng nhẹ hơn so với bộ truyền động bằng động cơ điện. Đối với những công trình cần xây dựng thang máy tiết kiệm diện tích, việc sử dụng bộ truyền động dây sẽ giúp giảm bớt không gian cần thiết cho toàn bộ hệ thống cửa. Bên cạnh đó, loại bộ truyền động này cũng dễ dàng cho việc bảo trì hơn. 

Bộ truyền động cửa thang máy bằng dây có thể tốn nhiều chi phí hơn so với bộ truyền động bằng cơ khí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí bảo trì động cơ này sẽ đắt hơn. 

Bộ truyền động cửa thang máy hoạt động theo nguyên lý gì?

Bộ truyền động cửa tầng thang máy điều khiển quá trình đóng và mở cửa cabin tại tầng thang máy một cách trơn tru, mượt mà. Cơ cấu để bộ truyền động cửa cabin thường sẽ được thực hiện theo một quy trình đồng bộ và khép kín.

Khi người sử dungjt hang máy nhấn nút gọi thang máy hoặc gọi bằng điều khiển từ xa có bên trong cabin, tín hiệu này sẽ được truyền tới bộ điều khiển trung tâm tại thang máy. Lúc này nó sẽ nhận diện, xác định vị trí của cabin tại các tầng, sau đó sẽ kích hoạt bộ truyền động tương ứng để có thể đóng hay mở cửa cabin. 

Bộ truyền động cửa thang máy hoạt động theo nguyên lý gì?
Bộ truyền động cửa thang máy hoạt động theo nguyên lý gì?

Trong suốt quá trình mở cửa, bộ truyền động sẽ sử dụng động cơ nhằm kéo cánh cửa mở sang hai bên để có thể tạo ra lối vào cho hành khách. Khi cần đóng cửa, bộ truyền động này sẽ ngừng hoạt động để cửa đóng lại chắc chắn nhất.

Có bộ truyền động, cửa ra vào sẽ hoạt động mượt mà, trơn tru, đảm bảo không gây ra hiện tượng rung lắc và những tiếng ồn khó chịu. Đây cũng là cách mà bộ truyền động cửa thang máy đảm bảo đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng thang máy.

Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì bộ truyền động cửa tầng thang máy

Không chỉ đối với riêng bộ truyền động cửa tầng thang máy mà bất cứ bộ phận, linh kiện nào của thang máy cũng cần được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu suất ổn định và hoạt động an toàn.

Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì bộ truyền động cửa tầng thang máy
Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì bộ truyền động cửa tầng thang máy

Trong quá trình lắp đặt bộ truyền động cửa cabin thang máy, chúng ta cần làm theo một số bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành lắp đặt, hãy chuẩn bị mọi dụng cụ chuyên dụng để lắp đặt như máy khoan, thước đo, tuốc nơ vít cùng các thiết bị khác,…
  • Bước 2: Bước tiếp theo là xác định vị trí lắp đặt bộ truyền động để phù hợp với hệ thống thiết kế kỹ thuật của thang máy. Tiếp theo hãy xác định vị trí lắp đặt khung đỡ, bánh răng truyền động, hệ thống điện cùng hệ thống điều khiển,…
  • Bước 3: Sau khi đã lắp đặt toàn bộ chi tiết, hãy tiến hành kiểm tra và thử nghiệm lại toàn bộ hệ thống máy móc trước khi đưa vào sử dụng.

Đối với quy trình bảo dưỡng, chúng ta cần lưu ý tới hai thời gian bảo dưỡng thang máy định kỳ và bảo dưỡng dự phòng.

Đối với quy trình bảo dưỡng định kỳ, chúng ta cần kiểm tra một số yếu tố như hệ thống điện, hệ thống cơ khí, tiến hành kiểm tra sự chắc chắn của các bộ phận bánh răng, khung đỡ cùng motor. Có thể thay thế các phần tử trong trường hợp chúng bị mòn hoặc hỏng. 

Quy trình bảo dưỡng dự phòng tập trung vào việc kiểm tra mức độ an toàn và thay thế các phụ tùng quan trọng trước khi chúng bước vào giai đoạn hư hỏng nặng. Khi bảo dưỡng đúng thời hạn, chúng ta có thể kịp thời phát hiện sớm các sự cố để xử lý chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây của Hùng Phát đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về bộ truyền động cửa thang máy. Nếu quý khách còn bất cứ câu hỏi, thắc mắc hoặc đang có nhu cầu lắp đặt các mẫu thang máy gia đình, thang máy nhà cải tạo, thang máy văn phòng,… bạn có thể liên hệ với đơn vị theo thông tin bên dưới để kịp thời hỗ trợ một cách tốt nhất: 

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM: 

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Tác giả

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
0949.788.666