Bảo trì tủ điện thang máy – Những lưu ý nên thuộc lòng

Tủ điện thang máy là một linh kiện quan trọng của thang máy. Chính vì vậy, việc bảo trì tủ điện luôn là một công việc bắt buộc để đảm bảo thang máy hoạt động hiệu quả. Liệu bạn đã nắm được những lưu ý quan trọng trong khi bảo trì tủ điện thang máy hay chưa? Hãy cùng khám phá tất cả thông tin trong bài viết dưới đây của Hùng Phát nhé. 

Những lý do cần phải bảo trì tủ điện thang máy

Thang máy vốn là một thiết bị di chuyển, vận chuyển được sử dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Các loại thang máy tại một số công trình có cấu trúc lớn như văn phòng, tòa nhà cao tầng thường sở hữu công suất hoạt động lớn, đảm bảo vận hành liên tục trong một khoảng thời gian dài. Đây cũng chính là lý do loại thiết bị này cần được bảo trì thường xuyên, đúng thời điểm để đảm bảo tính an toàn, ổn định. 

Những lý do cần phải bảo trì tủ điện thang máy
Những lý do cần phải bảo trì tủ điện thang máy

Tủ điện thang máy là một trong những linh kiện quan trọng nhất của thang máy, vì vậy việc bảo trì tủ điện thang máy là công việc quan trọng nhất. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động của thang máy diễn ra trơn tru, vận hành ổn định. Bên cạnh đó, bảo trì cũng giúp kéo dài tuổi thọ, giữ gìn độ bền cho thiết bị. 

Tủ điện thang máy là thiết bị có lượng điện tiêu thụ lớn để vận hành thang máy. Bởi vậy quá trình bảo trì sẽ giúp phát hiện và khắc phục sớm những vấn đề tiềm ẩn để tránh được tình trạng hỏng hóc nghiêm trọng. Từ đó có thể giảm bớt các chi phí sửa chữa quá lớn. Điều này không chỉ giảm bớt chi phí tiêu thụ điện và góp phần bảo vệ môi trường. 

Thời điểm nên bảo trì tủ điều khiển thang máy

Quy trình bảo trì tủ điều khiển thang máy nên được tiến hành thường xuyên, theo những mốc thời gian nhất định, cụ thể như sau:

  • Đối với những loại tủ thang máy sở hữu thời gian hoạt động từ 2-10 năm: Quy định bảo trì tủ điện thang máy thường rơi vào 2 tháng/lần. Thời gian này cũng có thể rút ngắn phụ thuộc vào tình trạng vận hành thực tế của thang máy.
  • Đối với những loại tủ đã hoạt động trên 10 năm: Thời gian hợp lý để bảo trì tủ điện thang máy bắt buộc phải là 1 tháng/lần. Quy định về mốc thời gian này sẽ hỗ trợ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp bắt buộc phải thay thế thiết bị hoặc linh kiện mới cũng cần phải thực hiện sớm, giúp cho thang máy có thể vận hành thuận lợi và an toàn. 

Bên cạnh đó, việc xác định thời gian để bảo trì tủ điện thang máy cũng cần phải căn cứ vào loại thang máy đang sử dụng, cụ thể như sau:

  • Đối với những loại thang máy thương mại được lắp đặt tại tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại,… hoặc các loại thang máy chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa, thời gian bảo trì tủ điện cần được tiến hành theo chu kỳ 1 tháng/lần. 
  • Với những loại thang máy dân dụng được lắp đặt trong nhà riêng hoặc tại các văn phòng nhỏ, tần suất bảo trì tủ điện hợp lý đó là 2 tháng/ lần. Nguyên nhân là bởi đây cũng là những thiết bị có cấu trúc nhỏ, lưu lượng người sử dụng khá thấp và có trọng tải không quá lớn. 

Ngoài ra, tất cả các loại tủ điện thang máy cũng cần phải được tiến hành kiểm tra định kỳ 3 năm/lần sau khi đã được cấp phép để bước vào quá trình hoạt động. Đối với các loại thang máy có niên hạn sử dụng lên tới 10-20 năm, thời hạn kiểm định rơi vào 2 năm/lần. Còn với các loại thang máy có thời hạn sử dụng từ 20 năm trở lên thì thời gian kiểm tra sản phẩm là 1 năm/lần. 

Quy trình bảo trì tủ điện thang máy cơ bản

Quy trình bảo trì tủ điện thang máy cơ bản thường bao gồm hai quy trình chính, đó là bảo trì và vệ sinh. Cụ thể các công đoạn trong quy trình này thể hiện chi tiết hơn dưới đây:

Bảo trì tủ điện thang máy

Quy trình bảo trì tủ điện thang máy thường bao gồm các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ trước khi bảo trì

Trong giai đoạn này, những gì mà cán bộ kỹ thuật cần kiểm tra trước khi tiến hành bảo trì đó là chuẩn bị các dụng cụ, kiểm tra hồ sơ tủ điện trước khi bảo trì. 

Lúc này, bạn cần xem xét lịch sử bảo trì, đồng thời xem xét các loại báo cáo có từ trước đây nhằm nắm rõ tình trạng của tủ điện.

Một lưu ý vô cùng quan trọng trước khi bảo trì đó là tắt nguồn điện và sử dụng các thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện, kính cùng quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng tủ điện thang máy. 

  • Bước 2: Kiểm tra tổng quan

Trong khâu tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ tủ điện thang máy. Chúng ta có thể quan sát tổng thể tủ điện nhằm phát hiện những dấu hiệu hư hỏng, ví dụ như vết rỉ sét, vết nứt, vết ăn mòn,… Ngoài ra cần kiểm tra các bộ phận cùng cửa tủ nhằm đảm bảo chúng đóng kín và không tồn tại hư hỏng gì. 

Trong khâu này, hãy kiểm tra các đường dây dẫn, các mấu nối điện, dây tiếp đất,… đảm bảo chúng không bị hở, đứt hoặc có bất kỳ hỏng hóc nào. Bạn có thể sử dụng công cụ như cờ lê, tua vít để kiểm tra và siết chặt các mấu nối khi cần. 

Đặc biệt, quy trình bảo trì tủ điện thang máy cũng cần tập trung vào việc kiểm tra các cảm biến cửa, cảm biến tải trọng cùng những loại cảm biến khác để đảm bảo chúng được hoạt động bình thường. 

  • Bước 3: Vận hành thử

Sau khi đã hoàn tất quy trình kiểm tra tủ điện, thay thế các linh kiện, thiết bị hỏng hóc, bạn hãy tiến hành vận hành thử để kiểm tra quá trình hoạt động của tủ điện và thang máy. Trong bước này có thể phát hiện ra những sai sót nên cần sửa chữa và khắc phục kịp thời. 

Quy trình bảo trì tủ điện thang máy cơ bản
Quy trình bảo trì tủ điện thang máy cơ bản

Vệ sinh tủ điện thang máy

Trong quy trình bảo trì tủ điện thang máy, chắc chắn không thể thiếu việc vệ sinh tủ điện. Việc vệ sinh tủ điện sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Cũng giống như quy trình bảo trì tủ điện thang máy, việc vệ sinh tủ điện cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ, thiết bị chuyên dụng. Các dụng cụ bao gồm: Găng tay, kìm điện, ampe kế, chổi, máy hút bụi,…

  • Bước 2

Sử dụng chổi quét dọn để vệ sinh toàn bộ bụi bẩn tại mọi vị trí xung quanh tủ điện. Tiếp theo hãy sử dụng tua vít để kiểm tra lại toàn bộ các đầu nối, đầu dây hoặc hệ thống áp phụ tải. Đây là một bước khá quan trọng vì nó giúp kiểm tra tình trạng sơ bộ của tủ điện, đồng thời giúp giảm bớt lượng nhiệt sinh ra có thể ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống.

  • Bước 3

Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của tủ, sau đó sử dụng máy hút bụi để vệ sinh mọi ngóc ngách. Bạn nên sử dụng loại máy hút bụi mini cầm tay để quá trình hút bụi được sạch sẽ, mang lại hiệu quả cao nhất. 

Lưu ý trong quá trình bảo trì tủ điều khiển thang máy

Trong quá trình bảo trì tủ điện thang máy, có một số lưu ý chúng ta nhất định phải nắm được để quá trình bảo trì diễn ra một cách an toàn, hiệu suất thiết bị ổn định, không gây nguy hiểm tới đội ngũ kỹ thuật.

Đảm bảo những yếu tố an toàn

Việc luôn tắt nguồn điện trước khi sử dụng là lưu ý quan trọng nhất trong quá trình bảo trì tủ điện thang máy. Điều này sẽ giúp phòng tránh các nguy cơ bị điện giật hoặc gây ra tình trạng hư hỏng thiết bị. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên trong quá trình bảo trì cũng cần sử dụng các thiết bị bảo hộ như kính bảo hộ, găng tay cách điện, quần áo bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc. 

Lưu ý trong quá trình bảo trì tủ điều khiển thang máy
Lưu ý trong quá trình bảo trì tủ điều khiển thang máy

Kiểm tra, vệ sinh

Bước kiểm tra và vệ sinh cũng là một lưu ý quan trọng cần lưu tâm trong quá trình bảo dưỡng tủ điện thang máy. Đầu tiên, chúng ta cần quan sát tổng thể toàn bộ tủ điện, tiếp theo tiến hành làm sạch mọi bụi bẩn để đảm bảo không có các vật lạ, bụi bẩn gây ảnh hưởng tới các thiết bị điện tử. 

Bên cạnh đó cần kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị để đảm bảo tất cả các thông số kỹ thuật của thiết bị đều nằm trong giới hạn và không có bất kỳ lỗi nào.

Ghi chép, báo cáo

Một lưu ý nữa cần lưu tâm trong quá trình bảo trì tủ điện thang máy đó chính là ghi chép lại toàn bộ những công việc đã thực hiện, bao gồm toàn bộ những phần kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa và thay thế. Loại hồ sơ đã được ghi chép này sẽ đảm bảo cho những lần tiến hành bảo trì sau này, giúp theo dõi tình trạng cùng lịch sử bảo trì của thiết bị.

Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật cần báo cáo kết quả đã thực hiện cho quản lý hoặc chủ sở hữu của tòa nhà. Báo cáo bao gồm những vấn đề hỏng hóc liên quan tới thiết bị và các biện pháp đã khắc phục. Đội ngũ kỹ thuật có thể tiến hành đề xuất các biện pháp bảo trì khác trong trường hợp cần thiết. 

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát đã đề cập tới những lưu ý cần thiết trong quá trình bảo trì tủ điện thang máy. Đây là một quy trình vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành của thang máy. Bởi vậy, mọi người nên nắm bắt những thông tin này thật kỹ lưỡng nhé. 

Tác giả

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
0949.788.666