Mẫu bản vẽ thang máy thời thượng, hiện đại cho ngôi nhà

Bản vẽ thang máy là bước cực kỳ quan trọng và cần thiết để chế tác nên một sản phẩm thang máy đẹp, đảm bảo an toàn. Những đặc điểm về kỹ thuật, kích thước, kiểu dáng sẽ được phác thảo chi tiết dưới dạng ký hiệu và hình vẽ, nhằm mang đến cho khách hàng cái nhìn bao quát hơn về thang máy. Bên cạnh đó, việc cung cấp bản vẽ thang máy cũng giúp đơn vị sản xuất tăng độ uy tín, chuyên nghiệp. Vậy sản phẩm này còn những đặc điểm thú vị gì? Mời quý vị cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của thang máy Hùng Phát nhé. 

Đôi nét về bản vẽ thang máy

Bản vẽ thang máy là bản phác thảo với những đặc điểm, thông số kỹ thuật chi tiết của thang máy. Không chỉ giúp khách hàng nắm được tổng quát các chi tiết, kích thước của sản phẩm mà bản vẽ thang máy còn hỗ trợ quá trình thi công diễn ra thuận lợi, chính xác hơn.

Hiện nay, bản vẽ thang máy gia đình thường được thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm máy tính, gọi tắt là CAD (Computer-aided design). Với sự hiện đại và tính ứng dụng cao của mình, bản vẽ CAD ngày càng được sử dụng phổ biến, dần thay thế bản vẽ tay truyền thống trước kia.

Bên cạnh đó, bản vẽ CAD thang máy sẽ được chia thành bản vẽ mô hình 2D và bản vẽ mô hình 3D. Mỗi dạng bản vẽ thang máy như vậy sẽ có cách trình bày khác nhau, song vẫn rất thuận tiện cho việc quan sát sản phẩm một cách chân thực, chuẩn xác khi tiến hành thi công. Đồng thời, các bước mô phỏng, phân tích và kiểm tra cũng diễn ra dễ dàng hơn. 

Bản vẽ thang máy 

Bản vẽ thang máy

Bản vẽ thang máy tiêu chuẩn gồm hạng mục gì?

Đối với mẫu bản vẽ thang máy tiêu chuẩn, khách hàng sẽ nắm được những phần sau: Phân loại thang máy, tải trọng, công suất, điểm dừng hay hành trình di chuyển của thang máy. Ngoài ra còn có các thông số về kích thước cabin, cửa cabin, động cơ hố thang, kích thước hố thang, chiều cao OH, chiều cao thang máy, phòng máy và hệ thống điện,…

Bản thiết kế hố thang máy 

Nói về bản vẽ kết cấu hố thang máy, sản phẩm sẽ cung cấp các thông số quan trọng, chi tiết nhằm hỗ trợ kỹ thuật viên có thể lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Dựa vào thông tin đã được viết trong bản vẽ thang máy, đội ngũ thợ sẽ cân đối kích thước thang máy, sau đó tính toán chính xác kết cấu và diện tích xây hố thang, đảm bảo tối ưu không gian sử dụng của gia chủ. 

Bản vẽ hố pit thang máy

Bản vẽ hố pit thang máy sẽ bao gồm 2 loại chính là bản vẽ mặt cắt ngang và bản vẽ mặt cắt dọc.

Bản vẽ mặt cắt ngang của hố pit: Cho thấy chi tiết kích thước chiều rộng, phần nền móng bê tông và kích thước cửa hố thang trước – sau khi lắp đặt hoàn thiện. 

Bản vẽ mặt cắt dọc của hố pit: Trình bày toàn bộ diện tích, đặc điểm và kết cấu của hố thang theo hình chiếu dọc. Các thông tin như độ sâu của hố pit, vị trí chứa phần đáy cabin thang máy, vị trí lắp đặt máy kéo, thiết bị giới hạn hành trình và vị trí 2 cọc giảm chấn của thang máy,… sẽ được mô phỏng chi tiết đến gia chủ. 

Bản vẽ hố pit thang máy

Bản vẽ hố pit thang máy

Bản vẽ móng thang máy

Thông thường, móng thang máy sẽ được ép cọc cùng với móng nhà. Đây là quy trình trình thi công vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực và sự ổn định trong hoạt động của thang máy sau này. Từ bước ép cột đã phải chú ý 4 góc là 4 cột, và cần được xây dựng với độ sâu cọc hợp lý. Do đó, bản vẽ móng thang máy rất cần thiết. 

Bản vẽ phòng máy

Tương tự như một số phần khác, bản vẽ hệ thống thang máy gia đình cũng sẽ gồm 2 dạng thông dụng là bản vẽ mặt cắt dọc và bản vẽ mặt cắt ngang. Bên cạnh đó, phòng máy còn có một số những yêu cầu sau:

  • Có làm móc treo ở trên nóc phòng máy
  • Chừa các lỗ trên sàn phòng máy theo bản vẽ thang máy
  • Quan tâm đến độ cao của phòng máy và lắp đặt hệ thống thông thoáng như máy lạnh, quạt hút hoặc cửa sổ với nhiệt độ trung bình trong phòng thấp hơn 35 độ C
  • Lắp đèn chiếu sáng trong phòng máy và cửa phòng máy phải có khóa
  • Làm một lối đi thuận tiện hoặc cầu thang để lên phòng máy

Bản vẽ cửa thang máy

Bản vẽ cửa thang máy cho gia chủ thấy chiều rộng của cửa cũng như vị trí lắp đặt cửa thang máy. Ở phần bản vẽ thang máy này, gia chủ cùng đơn vị lắp đặt, các kỹ thuật viên có thể trao đổi để tối ưu không gian, hoặc thay đổi diện tích sử dụng thang máy cho ngôi nhà. 

Mẫu bản thiết kế thang máy chi tiết cho công trình

Mỗi một bản vẽ thiết kế thang máy đều phải mô phỏng và đưa đến cho người đọc đầy đủ và chính xác nhất từng con số. Với một bản vẽ chi tiết thang máy thì sẽ bao gồm: Bản vẽ thể hiện mặt cắt ngang và dọc hố thang, bản vẽ mặt cắt ngang phòng máy, PIT hố thang, bản vẽ sơ đồ điện cho thang máy và hướng cửa thang máy.

Bản vẽ chi tiết thang máy gia đình sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình lựa chọn và thi công thang máy của gia chủ. Từ đó căn chỉnh được chi phí thiết kế, lắp đặt, đồng thời dễ dàng bảo trì hơn khi đang sử dụng. 

Bản vẽ mặt cắt dọc hố thang

Hầu hết các loại thang máy đều được thiết kế với đặc điểm, kết cấu và diện tích theo chiếu dọc. Do đó, những thông tin về độ cao của cửa cabin thang máy, độ cao của các tầng, chiều cao tầng trên cùng, chiều cao của phòng máy, vị trí gắn lò xo giảm chấn, vị trí lắp đặt máy kéo và đối trọng,… sẽ được trình bày trên bản vẽ thang máy mặt cắt dọc hố thang.

Đây là một trọng những bản vẽ vô cùng quan trọng, giúp kiến trúc sư thiết kế và đội ngũ thi công có thể tính toán tốt kết cấu, diện tích để xây dựng hố thang một cách chuẩn chỉnh. 

Đối với những trường hợp hố thang được xây bằng gạch, bản vẽ mặt cắt dọc hố thang sẽ có thêm những thông tin về kích thước dầm bê tông bao quanh mặt hố và các tầng. 

Bản vẽ mặt cắt ngang hố thang

Như thang máy Hùng Phát đã chia sẻ bên trên, bản vẽ mặt cắt ngang hố thang sẽ cho chúng ta thấy chi tiết về kích thước chiều sâu, chiều rộng của hố thang máy. Thêm nữa, bản vẽ mặt cắt ngang hố thang còn thể hiện thêm vị trí lắp đặt của bảng điều khiển thang máy. 

Bản vẽ mặt cắt ngang phòng máy

Với bản vẽ mặt cắt ngang phòng máy, chúng cho thấy kích thước chiều rộng, chiều sâu phòng máy cụ thể. Cùng với đó là vị trí gắn móc treo Pa-lăng, vị trí lắp đặt phòng máy, quạt thông gió và lỗ kéo máy. 

Bản vẽ thể hiện mặt cắt ngang phòng máy

Bản vẽ thể hiện mặt cắt ngang phòng máy

Bản vẽ bao xung quanh các cửa tầng

Bản vẽ thang máy bao xung quanh các cửa tầng sẽ cho gia chủ thấy được đầy đủ các vị trí lắp đặt cửa cabin thang máy, chiều cao và chiều rộng cửa và vị trí để gắn bảng điều khiển số tầng lên – xuống. 

Một số lưu ý khi đọc bản vẽ thang máy gia đình

Để đọc chính xác được các bản vẽ thang máy và ứng dụng chúng vào quá trình thi công, gia chủ có thể lưu lại một số kinh nghiệm dưới đây để không phạm phải những sai lầm cơ bản.

Các bản vẽ thang máy sử dụng ký hiệu chung

Không riêng gì bản vẽ thang máy, các bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng luôn được đánh dấu bằng những quy ước về ký hiệu chung, đảm bảo truyền tải hết tất cả thông tin đến với người đọc. Bạn chỉ cần nhìn qua sẽ biết được chất liệu được sử dụng cho từng phần của công trình là gì, vị trí đặt đồ nội thất thế nào,… 

Chỉ với vài ký hiệu và hình vẽ cơ bản, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kỹ và bao quát những đặc điểm liên quan đến thang máy. Ví dụ như chất liệu bằng gỗ thì sẽ được ký hiệu bằng hình chữ nhật với hoa văn vân gỗ chéo, chất liệu bằng bê tông thì ký hiệu với hoạt tiết bức tường gạch hình chữ nhật, đồ nội thất như cửa sổ thì là ký hiệu khung cửa sổ,…

Ký hiệu chung được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật

Ký hiệu chung được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật

Đọc bản vẽ thang máy theo thứ tự

Nếu như lần đầu tiên đọc một bản vẽ thang máy, gia chủ rất dễ sẽ rơi vào trạng thái bối rối và không biết nên bắt đầu xem từ đâu. Vì thế, việc xác định được thứ tự đọc bản thiết kế là điều cần thiết, giúp quý khách đi đúng với trình tự mà kỹ sư muốn truyền tải, đồng thời hiểu được tổng quan sản phẩm và mối quan hệ giữa các bộ phận. 

Thứ tự mà chúng tôi gợi ý dưới đây có thể giúp bạn đọc bản vẽ thang máy dễ dàng hơn, hãy tham khảo nhé:

  • Bản vẽ mặt bằng phối cảnh tổng thể tòa nhà theo từng tầng
  • Bản vẽ mặt cắt ngang và dọc của khu vực lắp đặt thang máy
  • Bản vẽ chi tiết phần giếng thang máy
  • Bản vẽ tổng thể thang máy

Bản vẽ thang máy có nhiều tỷ lệ khác nhau

Đối với các bản vẽ xây dựng, tỷ lệ thường thấy sẽ là 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 và 1:2000. Những thông số này sẽ cho thấy tỷ lệ giữa kích thước trên bản vẽ và kích thước khi ra thực tế. Vì thế, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm và khổ bản vẽ mà lựa chọn tỷ lệ vẽ hợp lý.

Thông thường, tỷ lệ bản vẽ thang máy phổ biến nhất là 1:5 đến 1:30, căn cứ vào kích thước thực tế của từng chi tiết để phóng lên vừa với khổ giấy A0 hoặc A4.

Tỷ lệ bản thiết kế thang máy

Tỷ lệ bản thiết kế thang máy

Bản vẽ có thể sai số nhỏ khi triển khai thực tế

Kích thước được ghi trên bản vẽ thang máy luôn phải đảm bảo độ chính xác tối đa để quá trình lắp đặt tiến hành dễ dàng nhất. Đội ngũ thợ cũng sẽ dựa vào những con số trên bản vẽ để thi công và bố trí thang máy, tiết kiệm ngân sách cũng như không gian ngôi nhà cho gia chủ.

Tuy nhiên, dù được nghiên cứu cẩn thận ra sao thì đôi khi ra thực tế, mô hình trên bản vẽ cũng sẽ có những sai số nhỏ không đáng kể. Sai sót này có thể sửa nhờ kinh nghiệm xử lý linh hoạt và phương pháp kịp thời của các nhân viên lắp đặt. 

Vậy nên, quý khách nếu muốn đảm bảo khâu thi công và lắp đặt diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, hãy lựa chọn một đơn vị lắp đặt uy tín với chuyên môn cao, đội ngũ thợ với trình độ tốt. 

Lời kết

Có thể thấy, bản vẽ thang máy là sản phẩm không thể thiếu nếu quý khách muốn sở hữu mẫu thang máy đẹp cho công trình nhà ở. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Công ty thang máy Hùng Phát tin rằng bản vẽ thang máy sẽ kết nối khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và doanh nghiệp, mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị cùng sự hài lòng tuyệt đối.

Khi khách hàng tin tưởng và lựa chọn Hùng Phát lắp đặt thang máy tại nhà, không chỉ bản vẽ thiết kế thang máy, quý vị còn được nhận những chính sách bảo trì, bảo dưỡng thang máy lâu dài. Vì thế, nếu có nhu cầu sở hữu mẫu thang máy gia đình đẹp, thời thượng, quý vị hãy liên hệ với Hùng Phát theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn: 

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666 

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Đánh giá post