Lắp đặt phòng máy thang máy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng thang máy. Để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và ổn định, quy trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Trong bài viết ngày hôm nay, Hùng Phát sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những lưu ý quan trọng khi lắp đặt phòng kỹ thuật thang máy nhé.
Sơ lược về phòng kỹ thuật thang máy
Thang máy có phòng máy là một thiết bị vận chuyển được lắp đặt khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Đây là một thiết bị sở hữu không gian phòng máy được lắp đặt riêng biệt. Vậy phòng máy ở đây là một không gian như thế nào?
Phòng kỹ thuật thang máy hay còn được gọi là tum thang máy, đây là “cơ quan đầu não” của toàn bộ thang máy chứa những thiết bị quan trọng nhất như tủ điều khiển, nguồn điện cứu hộ, máy kéo, thiết bị khống chế khả năng vượt tốc,…
Phòng kỹ thuật thang máy chỉ phù hợp với những công trình sở hữu diện tích lớn vì việc xây dựng phòng máy thang máy chiếm khá nhiều diện tích. Đối với những loại phòng máy sở hữu không gian và diện tích lớn thường sẽ có hạn chế về chiều cao.
Trong quá trình bảo trì thang máy, việc bảo trì phòng kỹ thuật thang máy là yếu tố không thể thiếu. Chúng ta cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố vật liệu không cần thiết, kiểm tra lại tình trạng hoạt động của các bộ phận, tiến hành bôi dầu trơn khi cần thiết để đảm bảo tính vận hành ổn định của thang máy.
Quy trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy tiêu chuẩn
Để xây dựng phòng kỹ thuật thang máy đúng tiêu chuẩn, chúng ta thường tiến hành theo những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng phòng máy thang máy đó chính là lập kế hoạch xây dựng cụ thể. Trong bản kế hoạch này thường bao gồm những yếu tố như vị trí, kích thước, hệ thống điện, hệ thống thông gió,… Xác định những yếu tố này ngay từ ban đầu giúp chúng ta có thể dễ dàng lắp đặt, xây dựng phòng theo đúng tiêu chuẩn.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng
Bước tiếp theo trong quy trình lắp đặt phòng kỹ thuật thang máy đó là chuẩn bị mặt bằng. Công việc chuẩn bị mặt bằng có thể bao gồm việc vệ sinh sạch sẽ, di chuyển các loại đồ đạc không cần thiết ra ngoài khu vực xây dựng.
Bước 3: Lắp đặt
Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống linh kiện bên trong thang máy. Đổ bê tông cốt thép để xây tum bao bọc bên ngoài hệ thống linh kiện ấy.
Bước 4: Hoàn thiện
Trước khi bàn giao lại công trình cho khách hàng, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra và thử nghiệm lại phòng kỹ thuật. Mục đích của quy trình này để kiểm tra khả năng vận hành của chúng có đúng cách hay không. Bên cạnh đó cũng cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn.
Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt tum thang máy
Trong quá trình lắp đặt tum thang máy, chúng ta cần lưu ý tới những yếu tố quan trọng cụ thể như sau:
Chiều cao phòng máy thang máy
Chiều cao phòng máy thang máy là một yếu tố cần phải đảm bảo trong quá trình xây dựng phòng máy thang máy.
Theo đó, chiều cao tum thang máy cần phải theo đúng với tiêu chuẩn tải trọng thang máy đó là tối thiểu từ 2.3-2.5m. Chiều cao đảm bảo đạt được độ cao tối thiểu mới có đủ không gian chứa những linh kiện, vật tư quan trọng. Bên cạnh đó, việc này cũng hỗ trợ đội ngũ nhân viên bảo trì, sửa chữa có thể dễ dàng di chuyển, thao tác trong trường hợp thang máy cần được bảo trì.
Nếu thang máy có tải trọng càng lớn, chiều cao của thang máy cũng cần đạt mức chiều cao tối thiểu phù hợp với diện tích của hố thang. Trong trường hợp cần thiết cũng có thể làm rộng hơn để các nhân viên có thể bảo trì thang máy một cách dễ dàng hơn.
Một số kích thước phổ biến của phòng kỹ thuật thang máy thường là 1500x1500mm. Với thang máy có tải trọng là 300kg thì kích thước phòng máy cần đạt tối thiểu 1500x1500mm trở lên.
Làm móc treo cho phòng kỹ thuật thang máy
Lưu ý tiếp theo trong quy trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy đó chính là gia công móc treo pa lăng trên nóc của phòng máy.
Loại móc treo này là bộ phận được sử dụng để treo máy kéo cabin nên cần được xây dựng chắc chắn. Tốt nhất là trong quá trình xây trần thang máy nên gia cố móc treo cùng cốt thép nhằm tăng cường sự kiên cố, vững chắc.
Nếu sau khi đổ dầm rồi mới bắt đầu lắp đặt móc treo thì quy trình thi công sẽ khó khăn hơn cả. Bên cạnh đó, mức độ kiên cố của móc treo cũng không được đảm bảo an toàn khi treo các thiết bị máy kéo.
Mặt sàn trong phòng kỹ thuật thang máy
Một lưu ý trong quá trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy đó chính là đảm bảo các tiêu chí khi xây dựng mặt sàn. Đối với từng loại thang máy, kích thước của các lỗ tiêu chuẩn sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
- Lỗ 800 x 800 (mm): Đây là vị trí lỗ được sử dụng để xỏ móc treo, đây cũng là nơi để sử dụng máy kéo, bệ máy, đồng thời đặt tủ điện lên phòng máy. Bên cạnh đó, vị trí này còn là nơi để xỏ cáp xuống dưới đầu của cabin thang máy nên cần phải che chắn cho kỹ nhằm đảm bảo an toàn.
- Lỗ 200 x 200 (mm): Đây là vị trí được sử dụng để xỏ cáp
- Có 2 lỗ 100 x 100 (mm) để xỏ cáp đối với hệ thống khống chế vượt tốc.
- Có 2 lỗ với kích thước 100 x 100 (mm) để áp dụng thả rây dọi hoặc lắp ray dẫn hướng cabin.
- Với các lỗ kỹ thuật bé có kích thước từ 100 x 100 (mm) thì có thể gia công trước hoặc sau khi hoàn thiện sàn phòng kỹ thuật thang máy đều được.
- Chiều dày của sàn phòng máy thang máy để từ 120mm để máy khoan cắt có thể gia công một cách dễ dàng.
Xây dựng mái che
Một trong những yếu tố bắt buộc trong quá trình xây dựng tum thang máy đó chính là mái che. Mái che là bộ phận vô cùng quan trọng khi xây tum thang máy vì nó giúp che chắn, bảo vệ các thiết bị một cách an toàn.
Mái che tum thang máy có thể ngăn cản các yếu tố thời tiết như mưa bão, gió, tuyết, bụi bẩn. Yếu tố này góp phần kéo dài tuổi thọ của thang máy, giảm bớt những sự cố có thể gây ra do môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, mái che phòng máy thang máy cũng hỗ trợ bảo vệ những người thợ kỹ thuật trong khi bảo trì thang máy, giúp mọi người tránh được những tác động từ thời tiết bên ngoài và giảm thiểu nguy cơ trượt ngã hoặc làm rơi các vật phẩm, dụng cụ từ trên cao xuống.
Xây dựng cầu thang
Phòng kỹ thuật thang máy là không gian cần được xây dựng cầu thang hoặc thang dựng để đội ngũ kỹ thuật có thể dễ dàng tiếp cận không gian bên trong và tiến hành bảo trì, sửa chữa. Điều này giúp tiết kiệm tương đối thời gian và giảm bớt công sức trong quá trình bảo hành thiết bị.
Việc xây dựng cầu thang bên trong phòng kỹ thuật thang máy cũng hỗ trợ những tình huống khẩn cấp cần cứu trợ an toàn. Trong một số tình huống như mất điện, tủ điều khiển gặp vấn đề, chúng ta có thể thoát ra ngoài nhờ lối đi cầu thang.
Xây dựng dầm chịu lực
Về cơ bản, mặt sàn của phòng kỹ thuật thang máy không phải là bộ phận chịu tải chính của toàn bộ hệ thống thang máy. Chính bởi vậy, trong quá trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy cần xây dựng thêm hệ thống dầm chịu lực bao quanh 4 phía dưới mặt sàn của phòng máy thang máy. Khi đổ bê tông làm sàn chỉ cần đổ một lớp dày khoảng 120mm.
Khoảng cách từ tường cho tới dầm thép rơi vào khoảng 10cm để gối dàn máy lên được dầm. Bên cạnh dầm bê tông, đội ngũ kỹ thuật cần phải xây dựng hệ thống dầm thép kết nối với dầm bê tông bằng một mối thép. Lực tải trọng của thang máy sẽ chịu trên hệ thống dầm này, theo đó sẽ lan truyền tới hệ dầm cùng cột nhà xung quanh vị trí của hố pít thang máy.
Hệ thống dây điện
Hệ thống dây điện cũng là một yếu tố cần được đảm bảo trong quá trình xây dựng phòng kỹ thuật thang máy. Nếu đặt hệ thống dây điện bên trong phòng, trong quá trình thang máy di chuyển dây điện rất dễ bị vướng phải cabin. Vì vậy, phòng kỹ thuật thang máy cần sở hữu một lỗ thông dây điện ra ngoài. Bên cạnh đó, dây điện cũng cần được bọc cuốn kỹ càng để không bị những yếu tố như mưa bão, thời tiết gây chập cháy. Bên cạnh đó cũng tránh được tình trạng thang máy bị nhiễm điện từ dây.
Lắp đặt hệ thống thông gió và chống nóng
Vì phòng kỹ thuật thang máy được đặt tại vị trí trên cùng của thang máy nên đây là nơi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Hơn thế nữa, Việt Nam vốn là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tình trạng mưa nhiều, ngập nước thường xuyên xảy ra.
Bên cạnh đó, vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời cũng vô cùng gay gắt. Các thiết bị, linh kiện bên trong phòng máy thang máy hoạt động khiến lượng nhiệt xung quanh tăng cao. Nếu lượng nhiệt tăng lên quá cao và không tìm được biện pháp giải nhiệt phù hợp, các thiết bị rất dễ cháy và phát nổ.
Bởi lý do này chúng ta cần các biện pháp nhằm giải phóng lượng nhiệt năng đó. Người ta thường lắp đặt hệ thống cửa thông gió và xây dựng hệ thống chống nóng cho các công trình thang máy gia đình.
Đối với những công trình quy mô lớn, có nhu cầu sử dụng thang máy liên tục, người ta thường lắp thêm quạt hay thậm chí là điều hòa trong tum thang máy để cân bằng mức nhiệt năng tỏa ra bên trong thang máy, tránh tình trạng thiết bị quá nóng.
Xây dựng gờ chống nước
Yếu tố cuối cùng cần phải lưu ý trong khi xây dựng phòng máy thang máy đó chính là xây dựng gờ chống nước.
Khi trời mưa, bộ phận gờ chống nước sẽ hỗ trợ chống nước cho tum thang máy, ngăn không cho nước mưa tràn từ bên ngoài vào thang máy. Từ đó hỗ trợ bảo vệ các bộ phận linh kiện một cách an toàn.
Tổng kết
Bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát đã tổng hợp những lưu ý mà người đọc cần quan tâm khi xây dựng phòng kỹ thuật thang máy.
Đối với những mẫu thang máy gia đình, việc xây dựng phòng kỹ thuật thang máy theo đúng tiêu chuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, bạn nên giao việc này cho một đơn vị uy tín để đảm bảo thang máy được hoạt động một cách ổn định và an toàn.
Cho tới thời điểm hiện tại, Thang máy Hùng Phát đã sở hữu rất nhiều kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực thi công, lắp đặt các mẫu thang máy có phòng máy, không phòng máy, thang máy liên doanh, văn phòng,… Các dịch vụ do Hùng Phát mang lại luôn đảm bảo chất lượng cao nhất đến với khách hàng. Để nắm được thông tin chi tiết nhất về các dịch vụ của chúng tôi, bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ cụ thể bên dưới:
CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT
Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:
Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0949.788.666
Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:
Hotline: 0946.114.999
CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Email: thangmayhungphat@gmail.com