Thang máy bị nhiễm điện – Cách khắc phục hiệu quả nhất

Hiện tượng thang máy bị nhiễm điện thường tạo ra khá nhiều phiền toái cho người sử dụng thang máy. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể khiến thang máy hư hỏng một cách nhanh hơn, ảnh hưởng tới độ bền, tuổi thọ của thiết bị. Hãy cùng Thang Máy Hùng Phát tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.

Thế nào là thang máy bị nhiễm điện?

Về cơ bản, thang máy bị nhiễm điện chính là hiện tượng tĩnh điện của thang máy. Trong số chúng ta có lẽ đều đã từng nghe tới hiện tượng tĩnh điện. Vậy đây là một hiện tượng như thế nào?

Hiện tượng tĩnh điện của thang máy là hiện tượng điện tích trên bề mặt thang máy bị mất cân bằng, khiến điện tích bị tích tụ lại trên bề mặt đó và không thể thoát đi đâu được. Hiện tượng này chỉ mất đi khi lượng điện tích được truyền ra bằng một thiết bị dẫn điện hoặc phóng điện khác. 

Thế nào là thang máy bị nhiễm điện?
Thế nào là thang máy bị nhiễm điện?

Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận hiện tượng thang máy bị nhiễm điện. Đó là khi chúng ta bấm nút thang máy, chạm vào tay vịn thang máy, bám vào vách cabin thang máy,… và cảm thấy có dòng điện nhỏ tê tê chạy qua người. Đối với tình trạng nhẹ, hiện tượng này chỉ tạo ra những dòng điện nhỏ tích tụ trong thang máy. Tuy nhiên khi thang máy bị nhiễm điện nặng có thể gây nguy hiểm tới những người sử dụng thang máy bên trong. 

Thang máy bị nhiễm điện gây ra khá nhiều tác hại đối với thiết bị cũng như người sử dụng. Chính vì vậy, chúng ta cần khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể, tránh để cho hiện tượng tích điện thang máy trở nên nghiêm trọng hơn. 

Thang máy bị nhiễm điện vì nguyên nhân gì?

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thang máy bị nhiễm điện. Trong đó có thể nhắc tới những nguyên nhân cơ bản như sau:

Ảnh hưởng từ thiên tai

Hầu hết nguyên nhân gây ra hiện tượng thang máy nhiễm điện nhiều nhất hiện nay bắt nguồn từ yếu tố thiên tai. Những yếu tố như mưa, bão, sấm sét,… đều có thể khiến thang máy bị tích điện.

Khi mưa bão, hơi nước nóng từ mặt đất sẽ bốc lên, bị ngưng tụ lại và sẽ bắt đầu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Chính nguồn năng lượng này đã khiến không khí bị bốc lên nhanh hơn, tích tụ thành nhiều giọt nước và cọ sát với các tinh thể băng. Khi rơi xuống và ngấm vào thang máy, thang máy có thể bị nhiễm điện. 

Thang máy được gia công từ kim loại nên sẽ dễ thu hút nguồn điện dương từ sấm sét hơn bình thường. Chính điều này cũng khiến thang máy dễ bị nhiễm điện. 

Hệ thống điện

Nguyên nhân cơ bản thứ hai khiến thang máy bị nhiễm điện tới từ việc hệ thống điện gặp vấn đề. Một số yếu tố như dây cáp thang máy hỏng, nguồn điện bị chập mạch, động cơ thang máy gặp vấn đề, điện lưới trong phòng máy bị tích điện… đều có thể tạo ra một lượng điện áp lớn trong môi trường thang máy di chuyển. Chính yếu tố này tạo ra tình trạng thang máy tích điện.

Thang máy bị nhiễm điện vì nguyên nhân gì?
Thang máy bị nhiễm điện vì nguyên nhân gì?

Hệ thống chống ẩm

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng thang máy bị tích điện xuất phát từ hệ thống chống ẩm của thang máy không được xây dựng đúng cách, điều này khiến hố pít thang máy bị ẩm và gây ra hiện tượng nhiễm điện không mong muốn.

Hố pít thang máy thường là khu vực lắp đặt các linh kiện quan trọng của thang máy như thiết bị giảm chấn, bộ chống vượt tốc,.. Đây cũng là một bộ phận giúp cabin của thang máy có được khu vực tiếp đất an toàn, tránh tình trạng cabin bị rung lắc mạnh ảnh hưởng tới không gian thang máy bên trong.

Do sở hữu vai trò hết sức quan trọng nên hố pit cần phải được xây dựng đúng cách, đặc biệt cần lưu ý tới hệ thống chống ẩm vì vừa có thể gây ra hiện tượng tích điện thang máy, vừa ảnh hưởng xấu tới các thiết bị an toàn bên trong gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

Không dùng cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là một bộ phận có chức năng chống sét trong quá trình lắp đặt thang máy. Cọc tiếp địa đảm nhiệm vị trí “nền móng” của thang máy, hỗ trợ hệ thống chống sét một cách hiệu quả. Cọc tiếp địa sẽ phân tán phần lớn năng lượng điện từ sấm sét xuống đất, tránh xảy ra tình trạng nhiễm điện. 

Tuy nhiên, nếu trong quá trình lắp đặt thang máy không sử dụng bộ phận cọc tiếp địa, các thiết bị, linh kiện thang máy sẽ rất dễ bị nhiễm điện từ khi có sấm sét – Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thang máy bị nhiễm điện. 

Tác hại của thang máy bị nhiễm điện

Hiện tượng thang máy bị nhiễm điện gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng tới con người và thiết bị thang máy, cụ thể như sau:

Hiện tượng cháy nổ

Thang máy khi bị nhiễm điện nặng, nếu tiếp tục sử dụng thang máy có thể gây ra hiện tượng cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Cũng giống như hiện tượng sét có thể tạo ra tia lửa điện khi tiếp xúc với bề mặt tĩnh điện như cây cối, mặt đất. 

Đặc biệt trong các tình huống thang máy vận chuyển các hàng hóa dễ gây cháy nổ như xăng đầu, hiện tượng tích điện thang máy có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người sử dụng.

Ảnh hưởng sức khỏe

Tác hại vô cùng nghiêm trọng của tình trạng thang máy bị nhiễm điện đó chính là ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng thang máy. 

Khi thang máy bị nhiễm điện sẽ có một lượng lớn điện tích trên bề mặt của thang máy. Điều này tạo ra không gian từ trường cực mạnh. Về lâu dài, người sử dụng của thang máy chịu ảnh hưởng từ không gian từ trường và có thể mắc phải những căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh, sinh sản, tuần hoàn,… Nghiêm trọng hơn, thang máy có thể bị giật điện, gây ra những tai nạn lao động không mong muốn. 

Tác hại của thang máy bị nhiễm điện
Tác hại của thang máy bị nhiễm điện

Hỏng hóc thang máy

Hiện tượng thang máy bị nhiễm điện mà không được xử lý trong một khoảng thời gian dài có thể khiến các linh kiện bên trong bị ảnh hưởng. Những bộ phận được gia công bằng kim loại như dây cáp, board mạch in điều khiển thang máy,… có thể bị đứt, chập mạch, ảnh hưởng tới sự an toàn trong khi vận hành thang máy. 

Thu hút bụi bẩn

Thang máy bị nhiễm điện có thể thu hút lượng bụi bẩn nhiều hơn bình thường do bề mặt thang máy có chứa các hạt tích điện. Khi các hạt tích điện đủ lớn để tạo ra môi trường từ trường, các vật thể sẽ dễ dàng lọt vào trường tĩnh điện hơn, khiến thang máy bám bụi hơn bình thường.

Chính bởi vậy, quy trình vệ sinh thang máy cần được tiến hành thường xuyên hơn, gây mất nhiều công sức trong khi lau dọn. 

Cách xử lý tình trạng thang máy bị nhiễm điện

Để có thể xử lý tình trạng thang máy bị nhiễm điện, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp cụ thể hơn dưới đây:

Dùng sơn chống ẩm

Như đã nhắc tới ở phần trước, một trong những nguyên nhân khiến thang máy bị nhiễm điện là do hố pít thang máy không được chống ẩm đúng cách. Chính vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này, chúng ta nên sử dụng các loại vật liệu chống thấm thang máy. Ví dụ như sơn chống ẩm để sơn lên bề mặt vách hố pít. Hỗ trợ phòng tránh hiện tượng thang máy bị nhiễm điện từ môi trường ẩm ướt.

Cách xử lý tình trạng thang máy bị nhiễm điện
Cách xử lý tình trạng thang máy bị nhiễm điện

Bảo trì thang máy thường xuyên

Việc bảo trì thang máy thường xuyên là yếu tố có thể giúp chúng ta kịp thời phát hiện ra những vấn đề của thang máy và xử lý chúng trong thời gian sớm nhất.

Một số vấn đề của thang máy như hệ thống vi mạch bị nhiễm điện, các thiết bị rỉ sét,… cần được xử lý một cách nhanh chóng để tránh gây ra hiện tượng tích điện bên trong thang máy. 

Thông báo nhân viên kỹ thuật và hỗ trợ

Ngay khi phát hiện ra tình trạng thang máy bị nhiễm điện, bạn nên liên lạc ngay lập tức với đơn vị kỹ thuật để hỗ trợ khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng. Chỉ có các đơn vị dịch vụ thang máy chuyên nghiệp mới sở hữu những thiết bị chuyên dụng để xử lý tình trạng thang máy bị tích điện. 

Phòng tránh thang máy bị tích điện như thế nào?

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh hiện tượng thang máy bị tích điện bằng các biện pháp như sau:

Sử dụng cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là một trong những biện pháp giúp phân tán nguồn năng lượng điện từ xuống đất một cách hiệu quả, tránh gây ra tình trạng thang máy bị tích điện. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cọc tiếp địa với những mẫu mã, chủng loại đa dạng nên bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Không dùng thang máy vận chuyển nước, các chất nhiễm điện

Môi trường thang máy không phải là môi trường phù hợp để vận chuyển các loại chất liệu kim loại dẫn điện và nước, vì chúng có thể tạo ra hiện tượng tích điện thang máy.

Khi các chất liệu kim loại cọ sát với thang máy, chúng có thể tạo ra điện tích và hình thành không gian từ trường bên trong thang máy. Đây là lý do khiến chúng ta cảm nhận sự tê giật nhẹ khi sử dụng thang máy bị tích điện. 

Vệ sinh sạch sẽ

Việc vệ sinh, bảo trì thang máy thường xuyên sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa lượng điện tích được tích tụ trên bề mặt của thang máy, phòng tránh hiện tượng tích điện thang máy.

Nên chú ý lau dọn các bề mặt khó vệ sinh, lỗ hổng bên trong thang máy, tránh để tích điện bên trong không gian. 

Thang máy Hùng Phát – Đơn vị xử lý thang máy nhiễm điện chuyên nghiệp

Thang máy Hùng Phát là một trong những đơn vị thi công, bảo dưỡng thang máy gia đình chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Chúng tôi sở hữu những biện pháp có thể xử lý tình trạng thang máy bị nhiễm điện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin địa chỉ bên dưới để nhận được sự trợ giúp một cách nhanh chóng nhất: 

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Tác giả

Đánh giá post
All in one
0949.788.666