Cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động của thang máy

Thang máy trở thành một phần quan trọng trong cấu trúc các tòa nhà cao tầng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Khi lắp đặt một chiếc thang máy đúng tiêu chuẩn và chất lượng thì việc tìm hiểu cấu tạo thang máy rất quan trọng. Thang máy hoạt động an toàn bền bỉ cần có cấu tạo chi tiết và có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều thiết bị thang máy với nhau.

Hiểu về thang máy

Thang máy là gì? Là một sản phẩm công nghệ được thiết kế với không gian hộp 4 chiều vận tải chạy theo chiều thẳng đứng để tải người, hàng hóa tại các tòa nhà cao tầng hay công trình xây dựng,…Thang máy có cấu tạo đa dạng thiết bị và nhiều loại động cơ khác nhau như động cơ máy kéo, thủy lực hay trục vít,…

Video cấu tạo thang máy

Cùng với sự đổi mới và hiện đại hóa của thời đại hiện nay, thang máy ngày càng được cải tiến thông minh hơn và có công suất hoạt động lớn hơn, an toàn, chất lượng hơn.

Cấu tạo chi tiết hố PIT thang máy

Hố PIT là một phần quan trọng trong cấu tạo thang máy. Nó có tính quyết định trực tiếp đến việc lắp đặt và đảm bảo hoạt động an toàn cho loại thang máy mà bạn muốn lắp đặt.

Cấu tạo hố PIT thang máy

Cấu tạo hố PIT thang máy

Hố PIT thang máy thường được cấu tạo bởi 3 phần chính:

Hố pít thang: là phần nằm dưới cùng của thang máy và thường thấp hơn mặt sàn tầng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm.

Giếng thang: được tính từ trên xuống dưới với khoảng không gian nằm theo phương thẳng đứng có kích thước khoảng hơn 2m2 tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình và từng loại thang.

Phòng máy: Là phần chứa các thiết bị động cơ chính hoạt động của thang máy.

Cấu tạo thang máy chi tiết từng thiết bị

Thang máy phân chia theo cấu tạo được chia làm 2 loại chính là thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy.

Chi tiết cấu tạo thang máy loại có phòng máy

Thang máy có phòng máy là loại thang mà phòng máy được thiết kế xây dựng ở tầng trên cùng. Nơi để đặt các thiết bị chính của thang máy như động cơ (chủ yếu là loại có hộp số vì có kích thước lớn cần đặt riêng tại phòng máy hoặc động cơ không hộp số), tủ điện,…

Cấu tạo thang máy có phòng máy

Cấu tạo thang máy có phòng máy

Cấu tạo thang máy có phòng máy bao gồm các bộ phận: động cơ máy kéo, tủ điều khiển, bộ chống vượt tốc, bộ chống quá tải, rail, cáp, puly, khung cabin, thắng cơ, bộ giảm chấn, shoe dẫn hướng, đối trọng, biến tần.

Chi tiết chức năng từng bộ phận cấu tạo của thang máy có phòng máy:

Động cơ máy kéo

Máy kéo hay Motor thang máy được lắp đặt trên đỉnh giếng thang tại phòng máy hoặc ở một số trường hợp được đặt dưới hố thang. Motor có chức năng kéo dẫn động hộp giảm tốc theo một tốc độ nhất định làm quay puly kéo Cabin lên xuống theo hướng đã thiết lập.

Cấu tạo động cơ thang máy

Cấu tạo động cơ thang máy

Tủ điều khiển thang máy

Tủ điều khiển được coi là “bộ não” của thang máy không thể thiếu bởi là thiết bị chính cho hoạt động thang máy được diễn ra suôn sẻ, an toàn và đảm bảo chất lượng nhất cho thang máy.

Cấu tạo tủ điều khiển thang máy

Cấu tạo tủ điều khiển thang máy

Hệ điều khiển của tủ điều khiển thang máy: để tủ điện có thể hoạt động thì hệ điều khiển tủ điện thang máy không thể thiếu, hệ điều khiển bao gồm nhiều bộ phận với nhiệm vụ chuyên biệt. Và hệ điều khiển được sử dụng phổ biến nhất là biến tần  VVVF và ACVV có chức năng chính là hạn chế  gia tốc của Motor mỗi khi khởi động và dừng lại.

Hệ điều khiển tín hiệu: hệ thống đèn tín hiệu thang máy được lắp tại cửa tầng và trong Cabin giúp người dùng có thể nhận biết được vị trí thang máy hoạt động.

Thiết bị bảo vệ của tủ điều khiển: chức năng chính của bộ phận này là bảo vệ cho các Motor không bị cháy ngay cả khi gặp trường hợp nguồn điện bị mất, không gây hỏng hóc cho thiết bị. Trang bị thiết bị bảo vệ là điều cần có để giúp thang máy được bảo vệ hiệu quả và hoạt động an toàn, bền bỉ nhất.

Mạch lựa chọn tủ điều khiển: tác động đến bảng điều khiển trong thang máy để chọn chiều, hướng vận hành thang máy được đi dừng đúng vị trí.

Bộ giảm chấn 

Giảm chấn có 2 dạng là giảm chấn cao su và giảm chấn thủy lực, có chức năng chính là bảo vệ người dùng và Cabin khỏi những sự cố liên quan đến sự cố đứt cáp hay rơi tự do thang máy.

Cấu tạo giảm chấn thang máy

Cabin và các thiết bị liên quan đến Cabin

  • Cabin: hay buồng máy là bộ phận chứa người hay hàng hóa lên xuống giữa các tầng thang.
Cấu tạo Cabin thang máy

Cấu tạo Cabin thang máy

  • Bộ truyền cửa Cabin: giúp đóng mở cửa Cabin.
  • Khung an toàn Cabin: được lắp đặt trên đầu Cabin giúp ngăn chặn việc người bảo trì, bảo dưỡng rơi xuống hố thang trong quá trình làm việc.

Rail, Cáp thang máy, đối trọng

Rail: có chức năng dẫn Cabin thang máy đi đúng hướng không bị lệch ra khỏi thiết bị. Rail được lắp dọc theo giếng thang khi lắp đặt thang máy.

Rail dẫn hướng thang máy

Rail dẫn hướng thang máy

Cáp thang máy: Cáp thang máy bao gồm cáp tải và cáp hành trình. Cáp tải có công dụng là kéo nối Cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo. Cáp hành trình dùng để cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho Cabin.

Cáp thang máy

Cáp thang máy

Đối trọng: giúp cân bằng tải trọng của Cabin.

Ba bộ phận rail, cáp tải, đối trọng luôn đi liền với nhau và không thể thiếu một bộ phận nào cho cấu tạo hoạt động của thang máy. Bởi nó giúp thang máy được di chuyển đúng hướng, êm ái và an toàn hơn.

Thắng cơ

Thắng cơ là thiết bị khống chế hoặc kìm hãm thang máy khi có dấu hiệu chạy quá tốc, một thiết bị bắt buộc cần có đảm bảo an toàn cho người dùng thang máy.

Các thiết bị khác

  • Puly: phân làm 2 loại với chức năng khác nhau là puly căng cáp tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc. Puly treo Cabin giúp nối đầu Cabin với đối trọng bằng cáp tải.
  • Shoe dẫn hướng: dẫn hướng Cabin và đối trọng dọc theo hướng ray và hệ thống đã định vị, cài đặt.
  • Hệ thống báo tải: lắp đèn tín hiệu hoặc chuông báo tải khi số người hay hàng trong thang máy quá đông, quá nhiều mà thang máy không thể di chuyển được.

Bên trên là cấu tạo thang máy có phòng máy Hùng Phát xin giới thiệu tới khách hàng, để hiểu rõ nhất về cấu tạo thang máy liên hệ: 0949.788.666 (Hà Nội) – 0946.114.999 (HCM).

Ưu điểm của thang có phòng máy nên lựa chọn

  • Thang máy có phòng máy có ưu thế chính là thuận tiện cho việc lắp đặt – bảo dưỡng, bảo trì thang máy và dễ cứu hộ khi thang xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
  • Chi phí cho việc bảo dưỡng- bảo trì thang có phòng máy cũng rẻ hơn.
  • Tuy nhiên, thì với những công trình có chiều cao hạn chế thì cần cân nhắc bởi không gian phòng máy chiếm một diện tích khá lớn.

Chi tiết cấu tạo thang máy loại không có phòng máy

Thang máy không có phòng máy được thiết kế đơn giản gọn nhẹ chính vì vậy mà cấu tạo thang máy không có phòng máy cũng khá đơn giản. Các thiết bị chính như máy kéo, tủ điện được đặt ngay dưới hố thang máy. 

Cấu tạo thang máy không phòng máy bao gồm: Motor, tủ điện, cáp, rail, đối trọng, bộ giảm tốc, thắng cơ, puly, shoe dẫn hướng, hệ thống Cabin, bao che đối trọng, hộp vận hành HIP, hệ thống báo tải.

Chi tiết cấu tạo thang máy loại không phòng máy:

Động cơ (Motor, máy kéo)

Thang không phòng máy được sử dụng động cơ không hộp số là chủ yếu. Và động cơ sử dụng công nghệ nam châm vĩnh cửu không cần tra dầu tránh được việc ô nhiễm môi trường, tiết kiệm diện tích và điện năng. Cũng như loại máy kéo của thang có phòng máy thì chức năng chính của động cơ thang không phòng máy là giúp di chuyển Cabin lên xuống.

Tủ điện

Tủ điện của thang không phòng máy có cấu tạo chi tiết như tủ có phòng máy. Được coi là thiết bị chính chủ yếu của thang máy giúp thang máy hoạt động ổn định.

Cabin, rail, đối trọng, cáp

Bốn thiết bị gắn liền tác động qua lại với nhau giúp. Cabin có dùng để chứa người, hàng hóa và được kết nối kéo di chuyển lên xuống bởi cáp tải. Rail và đối trọng được lắp đặt bên hông giúp định hướng và cân bằng tải trọng cho Cabin vận hành đúng hướng, đúng tải trọng.

Các thiết bị khác

Các thiết bị như thắng cơ, giảm chấn, puly, shoes dẫn hướng,… có cấu tạo như các thiết bị của thang máy có phòng máy.

Ngoài ra, thang không phòng máy còn được cấu tạo bởi các thiết bị khác mà thang có phòng máy không có như: hộp vận hành HÍP và bao che đối trọng.

  • Hộp vận hành HÍP: được lắp đặt ở tầng trên cùng nhằm vận hành Cabin trong quá trình bảo dưỡng bảo trì thang máy. 
  • Bao che đối trọng: Tấm bảo vệ chắn đối trọng khi người dùng bảo trì thang máy.

Ưu điểm của thang máy không phòng máy

  • Nhỏ gọn và tiết kiệm diện tích là ưu điểm đầu tiên của loại thang máy này rất phù hợp cho những công trình có chiều cao khiêm tốn.
  • Không tốn kém thêm khoản chi phí cho xây dựng phòng máy.

Nhược điểm

  • Vì không có phòng máy nên các thiết bị thang máy được lắp đặt dưới hố thang nên khiến khó khăn trong việc bảo trì, cứu hộ do diện tích hố thang không rộng như phòng máy.
  • Chi phí sửa chữa, bảo trì cho thang máy không phòng máy cũng cao hơn.

Cấu tạo các loại thang máy

Cấu tạo thang máy gia đình

Thang máy gia đình là dòng chuyên biệt cho các tòa nhà, biệt thự có số tầng thấp và có tải trọng từ dạng mini 150kg đến 550kg. Có cấu tạo hố PIT nhỏ.

Cấu tạo của thang máy gia đình bao gồm: 

  • Động cơ thang máy.
  • Tủ điều khiển.
  • Cabin.
  • Rail, cáp, đối trọng.
  • Giảm chấn.
  • Thắng cơ.

Cấu tạo thang máy chung cư

Thang máy chung cư thường có kích cỡ lớn có thể tải với số lượng người từ 8 người trở lên. Tải trọng của thang máy chung cư thường lớn từ 550kg trở lên. Do vậy thang máy chung cư có cấu tạo hố thang tương đối lớn.

Cấu tạo thang máy chung cư cũng bao gồm các phần như: máy kéo, tủ điện, Cabin và các phần khung liên quan, rail, cáp, đối trọng; hệ thống báo tải, bộ giảm chấn, thắng cơ hay bảng điều khiển.

Cấu tạo thang máy trục vít

Thang máy trục vít được sử dụng công nghệ tiên tiến rộng rãi trong các công trình cao tầng hiện nay, đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời và hiệu quả về vận hành, an toàn.

Cấu tạo thang máy trục vít khá đơn giản là sự kết nối giữa hệ thống động cơ và hệ thống trục vít, dây cu loa tạo thành chuyển động.

Thang máy trục vít có sự đóng góp hoạt động của một hệ thống thiết bị bánh răng mà chỉ có ở thang máy trục vít, chức năng chính của bộ phận này là tác động tạo sự chuyển động lên xuống nhịp nhàng cho thang máy khi kết hợp cùng các chi tiết khác.

Ngoài những điểm cấu tạo khác biệt so với các dòng thang máy thông thường, thì thang máy trục vít cũng được trang bị hệ thống bảo vệ, hệ thống điện, tín hiệu tự động khi gặp sự cố.

Cấu tạo thang máy tải hàng

Thang máy chở hàng có thiết kế khá đơn giản và cấu tạo cũng không quá cầu kỳ đảm bảo đầy đủ các yếu tố chính giúp thang máy được hoạt động an toàn, bền bỉ.

Cũng như dòng thang máy tải khách thang máy tải hàng được cấu thành nên bởi các thiết bị chính như: máy kéo, tủ điều khiển, bộ giảm chấn, thắng cơ, rail, cabin, đối trọng và cáp tải.

Điểm khác biệt giữa cấu tạo thang máy chở hàng với các loại thang máy khác là sàn Cabin được cấu tạo bởi thép cứng giúp chống hỏng hóc hay biến dạng khi bị va đập.

Cấu tạo thang máy thủy lực

Thang máy thủy lực được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là: Bể chứa chất lỏng, máy bơm, van giữa các xi lanh và bể chứa thang thủy lực.

Chức năng của từng bộ phận:

  • Bể chứa chất lỏng: Thang máy thủy lực sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu, do vậy cần có bể chứa dầu dẫn nối vận hành hoạt động cho thang máy.
  • Máy bơm: có chức năng ép dầu từ bể vào một đường ống dẫn đến các xi lanh.
  • Van: phần khóa mở, khi van được mở ra chất lỏng áp lực sẽ vận hành theo con đường thuận tiện nhất và trở lại bể chứa. Và khi van khóa lại chất lỏng chịu áp lực đi vào xi-lanh đẩy piston nâng thang máy lên trên. Van được cấu tạo hoạt động bằng điện hoặc công tắc điện tử.

Cấu tạo của thang máy thủy lực thường đơn giản hơn so với các loại thang máy thông thường. Tuy nhiên chi phí cho thang máy thủy lực khá là cao.

Nguyên lý hoạt động của thang máy

Nguyên lý hoạt động

Các ròng rọc được kết nối với động cơ motor, khi motor quay làm ròng rọc quay. Khi đó ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng đã được thiết lập trước. Và khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và thang máy di chuyển ngược lại theo chiều đã thiết lập.

Cabin thang máy và đối trọng di chuyển trên rail hướng dẫn theo hai bên giếng thang. Rail và đối trọng giúp giữ Cabin được di chuyển đúng hướng hành trình tránh lắc lư qua lại và dừng an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.

Nguyên lý hoạt động khi thang máy mất điện

Chắc hẳn quý khách rất tò mò không biết liệu khi mất điện thang máy sẽ hoạt động ra sao. Thì khi xảy ra tình trạng mất điện hoặc cầu dao được kích hoạt, thang máy sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và dừng lại ở đó. 

Vì Cabin đã được trang bị hệ thống cứu hộ tự động và có thiết bị dự trữ điện là ắc quy. Khi đó thang máy trở về tầng gần nhất sẽ tự động mở cửa sơ tán khách hàng và tiếp tục hoạt động trở lại hoạt động bình thường khi có điện.

Thang máy được trang bị hệ thống đèn tự động và quạt thông gió nên khi mất điện các chế độ này sẽ tự động hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Nguyên lý hoạt động khi thang máy gặp hỏa hoạn

Đối với thang máy có chức năng báo hiệu và hoạt động khi có hỏa hoạn, khi công tắc của chức năng được khởi động trong trường hợp có hỏa hoạn thang máy sẽ đưa hành khách về tầng gần nhất để sơ tán.

Nói chung lại, cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động của các loại thang máy đa phần có cấu tạo, cấu trúc hoạt động giống nhau. Và sẽ tùy thuộc vào từng loại thang máy mà có thêm những chi tiết cấu tạo riêng biệt.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cấu tạo thang máy cũng như các dịch vụ lắp đặt thang máy đi kèm hay báo giá thang máy liên hệ ngay tới Thang Máy Hùng Phát qua Hotline: 0949.788.666 (Hà Nội) – 0946.114.999 (HCM).

5/5 - (1 bình chọn)