Công suất thang máy là giá trị đo lường mà khách hàng vô cùng quan tâm khi tiến hành lắp đặt hệ thống thang máy gia đình cũng như doanh nghiệp. Công suất thang máy ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng vận hành và mức hao phí điện năng. Vì lý do đó, trong bài viết sau đây, Thang Máy Hùng Phát sẽ giúp các bạn tổng hợp các mức công suất của các loại thang máy phổ biến trên thị trường hiện nay.
1. Những điều cơ bản về công suất thang máy
Công suất thang máy là gì:
Công suất thang máy là chỉ số được sử dụng để đo lường một cách tương đối hoặc chính xác mức tiêu thụ điện năng của thang máy trong suốt quá trình vận hành, Với mức tiêu thụ điện năng tương đối lớn, công suất thang máy thường được tính bằng đơn vị kilowatt (kW). Đây là một yếu tố quan trọng có tác động lớn đến hiệu suất và chi phí vận hành của thang máy.
Giá trị công suất đóng vai trò gì trong việc vận hành thang máy:
Giá trị công suất quyết định khả năng vận hành một cách ổn định của thang máy, đảm bảo thang máy có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển/ vận tải hành khách hoặc hàng hóa một một cách như ý.
Tầm quan trọng của việc chọn thang máy có công suất phù hợp:
Chọn lựa thang máy có giá trị công suất phù hợp không chỉ giúp quý khách hàng đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng mà còn giúp tiết kiệm chi phí năng lượng một cách đáng kể và giúp kéo dài tuổi thọ của thang máy.
Thang máy có tốn điện không:
Thang máy là một thiết bị giúp vận chuyển hàng hóa và con người với trọng tải lớn một cách dễ dàng, vì thế, công suất tiêu thụ điện của thang máy sẽ ở mức khá cao và thang máy có thể tiêu tốn tương đối nhiều điện năng. Tuy nhiên, việc chọn thang máy có công suất phù hợp và sử dụng đúng cách, hoặc sử dụng các loại thang máy tiết kiệm điện sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí năng lượng.
2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công suất thang máy
Công suất thang máy là một chỉ số quan trọng cần đo lường một cách cẩn thận để tránh những sai lầm và thiệt hại không đáng có trong quá trình thi công và vận hành thang máy. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công suất thang máy có thể được kể đến như:
Tải trọng thiết kế của thang máy:
- Công suất của thang máy luôn được liên kết chặt chẽ với trọng tải mà nó có thể chuyên chở khi vận hành. Ví dụ, đối với thang máy 450kg thì thường có công suất khoảng 2.2 kW, trong khi đối với thang máy 1000kg thì con số này nằm vào khoảng 5.5 kW.
- Tại sao công suất lại thay đổi theo trọng tải: Khi tải trọng thang máy càng lớn, công suất thang máy cũng cần phải gia tăng để đáp ứng được khả năng vận hành của thang máy. Từ đó năng lượng tiêu hao cũng ở mức cao hơn.
Tốc độ của thang máy:
- Thang máy tốc độ cao sẽ yêu cầu loại động cơ mạnh hơn, khỏe hơn, do đó công suất cần đạt tới cũng sẽ lớn hơn. Ví dụ, một chiếc thang máy có tốc độ 1m/s sẽ có công suất ở mức thấp hơn so với loại thang máy có tốc độ 2.5m/s.
Chiều cao, số tầng của tòa nhà:
- Các tòa nhà cao tầng với quãng đường di chuyển cao hơn, cũng yêu cầu thang máy với công suất lớn tương đương để có thể vận chuyển người và hàng hóa tới đủ độ cao mà không bị gián đoạn hay hao phí hiệu suất.
Loại động cơ và công nghệ:
- Thang máy áp dụng những công nghệ mới, hiện đại như động cơ không hộp số, hoặc thang máy có tích hợp công nghệ hồi năng có thể giúp giảm đáng kể công suất tiêu thụ nhờ đó mà điện năng được tiết kiệm một cách đáng kể.
3. Công suất thang máy gia đình
Tháng máy gia đình đang là sản phẩm được rất nhiều hộ gia đình có thu nhập cao chọn lựa lắp đặt trong thời gian gần đây, với ưu điểm nhỏ gọn và tiêu tốn ít điện năng hơn thang máy công trình. Hãy cùng Thang Máy Hùng Phát tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm này.
Thang máy gia đình dùng điện mấy pha?
- Phân tích loại điện có thể sử dụng cho thang máy gia đình: Thông thường, thang máy gia đình sẽ sử dụng điện 1 pha hoặc điện 3 pha tùy thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật khác nhau và điều kiện cung cấp điện của gia đình. Thang máy điện 1 pha thường sở hữu công suất thấp hơn, phù hợp với các dòng thang máy trong không gian nhỏ.
Công suất thang máy gia đình phổ biến:
- Công suất cho các loại trọng tải khác nhau: Đối với các loại thang máy gia đình, trọng tải thường thấy là 300kg tới 450kg với công suất được ước tính dao động từ 1.5 kW đến 2.2 kW. Công suất và trọng tải nói trên sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình.
Thang máy gia đình có tốn điện không?
- Đánh giá mức tiêu thụ điện của thang máy gia đình: Các mẫu thang máy gia đình hiện đại ngày nay sử dụng các công nghệ giúp tiết kiệm điện, hỗ trợ quý khách hàng giảm thiểu tiêu thụ điện năng trong quá trình vận hành. Một thang máy gia đình ước tính thường tiêu thụ khoảng từ 200 đến 500 kWh mỗi năm, tương đương với chi phí dao động từ 400.000 – 1.000.000 VNĐ/năm.
Công suất điện thang máy gia đình là bao nhiêu?
- Thang máy gia đình thường được thiết kế với trọng tải chuyên chở ở vào khoảng 300kg đến 450kg, tương ứng với mức công suất từ 2.2kW đến 5.5kW.
Thang Máy Hùng Phát, tiết kiệm điện năng, giá tốt hàng đầu trên thị trường
Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm thang máy, thang máy gia đình chất lượng nhất, an toàn nhất, hãy liên hệ ngay với Thang Máy Hùng Phát để tham khảo các sản phẩm thang máy chất lượng hàng đầu đến từ Châu Âu. Với uy tín và tên tuổi đã được khẳng định trong ngành, chung tôi cam kết đem tới chất lượng dịch vụ có 1 không 2 cho quý khách hàng, đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn khắt khe nào mà khách hàng đặt ra.
Thông tin liên hệ quý khách có thể truy cập ở phía bên dưới góc phải màn hình, hoặc liên hệ trực tiếp tới:
- Hotline: 0949.788.666 (Hà Nội) – 0946.114.999 (TP Hồ Chí Minh).
- Địa chỉ tại Hà Nội : P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – HN.
- Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh : 12A4 tòa nhà Centana – 36 Mai Chí Thọ – P. An Phú – Quận 2 – TP.HCM.
4. Công suất thang máy tại các công trình lớn
Công suất các loại thang máy 1000kg, 1500kg, 500kg, 750kg:
- Đặc điểm và ứng dụng của thang máy trong các tòa nhà lớn: Các thang máy này được lắp đặt và sử dụng cho các tòa nhà mang mục đích thương mại, văn phòng hoặc chung cư, nơi thường có nhu cầu vận chuyển rất lớn. Công suất thường dao động từ 3.7 kW đến 15kW, còn tùy thuộc vào trọng tải và tốc độ. Ví dụ, công suất điện thang máy 1000kg sẽ và khoảng 11kW – 15kW.
Công suất thang máy dùng trong các trung tâm thương mại, văn phòng, bệnh viện:
- Yêu cầu đặc thù về công suất thang máy trong các điều kiện khác nhau: Thang máy lắp đặt tại các trung tâm thương mại hay bệnh viện thường phải vận hành liên tục với tải trọng lớn và cường độ cao, do đó yêu cầu công suất phải từ 7.5 kW trở lên.
Bảng sau đây sẽ giúp các bạn nắm bắt được công suất hoạt động của thang máy với mức trọng tải tương ứng:
Công suất thang máy gia đình | Công suất thang máy 300kg | Khoảng 2.2 kW đến 4 kW |
Công suất thang máy 450kg | Khoảng 5.5 kW đến 5.5 kW. | |
Công suất thang máy cho công trình lớn. | Công suất thang máy 500kg | khoảng từ 3.7 kW đến 7.5 |
Công suất thang máy 630kg | Khoảng 5.5 kW đến 7.5 kW. | |
Công suất thang máy 750kg | khoảng từ 7.5 kW đến 15 kW | |
Công suất thang máy cho công trình lớn + lưu lượng chuyên chơ đặc biệt cao | ||
Công suất thang máy 1000kg | Khoảng 11 kW đến 15 kW. | |
Công suất thang máy 1500kg | Khoảng 15 kW đến 22 kW. |
5. Cách tính công suất tiêu thụ điện thang máy
Công thức dùng để tính công suất tiêu thụ điện:
- Hướng dẫn phương thức tính toán: Công suất tiêu thụ điện (kWh) = Công suất động cơ (kW) x Thời gian sử dụng (giờ). Ví dụ, nếu thang máy có công suất 5.5 kW và hoạt động 4 giờ mỗi ngày, mức tiêu thụ điện sẽ là 22 kWh mỗi ngày.
Cách tính công suất điện thang máy gia đình có phòng máy
Thang máy gia đình có phòng máy được thiết kế với phòng máy xây riêng và thường sử dụng động cơ có hộp số. Phòng máy của mẫu thang này được thiết lập ở vị trí tầng trên cùng, là nơi chứa hệ thống thiết bị điện điều khiển hoạt động của thang máy. Công suất của thang máy gia đình có phòng máy lớn hơn so với dạng không phòng máy. Cụ thể theo tải trọng thang như sau:
- Thang máy có tải trọng từ 300kg – 350kg có công suất điện từ 3kW – 3.5kW;
- Thang máy có tải trọng từ 400kg – 500kg có công suất điện rơi vào khoảng 5kW;
- Thang máy có tải trọng từ 525kg – 630kg có công suất điện rơi từ khoảng 5.5kW – 5.7kW;
- Thang máy có tải trọng từ 630kg – 800kg có công suất là 7.5kW;
- Thang máy có tải trọng từ 1000kg có công suất là 11kW.\
Cách tính công suất điện thang máy gia đình không có phòng máy
Thang máy gia đình không phòng máy có thiết kế độc đáo với sự tích hợp các thiết bị điện ngay trong giếng thang mà không cần phải xây dựng phòng riêng. Đồng thời, thang không phòng máy thường sử dụng động cơ không hộp số tiết kiệm điện năng nên công suất của thang máy không phòng máy thấp hơn nhiều so với thang có phòng máy. Cụ thể, công suất thang máy trung bình của thang máy gia đình không phòng máy như sau:
- Thang máy có tải trọng từ 300kg – 350kg với công suất điện khoảng từ 2.2kW – 2.8kW;
- Thang máy có tải trọng từ 400kg – 500kg với công suất điện khoảng từ 3.2kW – 3.5kW;
- Thang máy có tải trọng từ 525kg – 630kg có công suất điện khoảng 4kW;
- Thang máy không phòng máy tải trọng từ 630kg – 800kg có công suất điện khoảng từ 4.5kW – 5kW;
- Thang máy gia đình không phòng máy tải trọng từ 800kg – 1000kg có công suất điện khoảng 5.5kW – 6.7kW.
Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ điện:
- Tốc độ, trọng tải, tần suất sử dụng: Tần suất sử dụng cao và tải trọng lớn sẽ tăng mức tiêu thụ điện. Sự thay đổi tốc độ cũng ảnh hưởng đến lượng điện năng tiêu thụ.
Làm thế nào để thang máy tiết kiệm điện?
- Giới thiệu các công nghệ tiết kiệm điện: Sử dụng hệ thống đèn LED, chế độ chờ khi không sử dụng, hệ thống hồi năng, và thang máy với động cơ không hộp số là những cách giúp giảm điện năng tiêu thụ.
6. Kết luận
Qua bài viết trên, ta có thể thấy rằng,chọn đúng công suất không chỉ giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí vận hành lẫn bảo dưỡng mà còn kéo dài tuổi thọ của thang máy, đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp độc giả nắm được những hiểu biết cơ bản về công suất thang máy, giúp đảm bảo thang máy cả gia đình, doanh nghiệp đảm bảo khả năng vận hành mượt mà, tiết kiệm điện năng, giảm chi phí bảo trì và tăng cường hiệu suất.