Gợi ý thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống an toàn và bền đẹp

Nhà ống thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do sự hạn chế về không gian và cách bố trí. Việc thiết kế các lối thoát hiểm cho nhà ống giúp người dân dễ dàng di chuyển ra ngoài, giảm nguy cơ thương vong trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Nhà ống cần thiết kế lối thoát hiểm để bảo vệ cư dân khi xảy ra sự cố cháy nổ

Quy định thiết kế lối thoát hiểm đối với nhà ống 

Việc thiết kế lối thoát hiểm đúng quy định là yếu tố không thể thiếu để phòng ngừa sự cố cho các ngôi nhà ống. Tiêu chuẩn này giúp tối ưu hóa không gian và tiếp cận dễ dàng trong tình huống khẩn cấp.

Vị trí lối thoát hiểm

Cửa thoát hiểm cần được đặt ở các vị trí dễ tiếp cận và phân bố đồng đều để đảm bảo di chuyển thuận lợi. Trong nhà ống, lối thoát nên nằm ở mỗi tầng của tòa nhà, thường ở cuối hành lang hoặc gần cầu thang thoát hiểm.

Cùng với đó, lối đi phải dẫn đến những không gian mở, đảm bảo an toàn sau khi thoát nạn. Phần cửa có kích thước đủ lớn để cho phép người dân di chuyển ra ngoài nhanh chóng: chiều rộng tối thiểu là 0.8 mét và chiều cao tối thiểu là 2.0 mét.

Số lượng cửa thoát nạn 

Số cửa thoát hiểm sẽ phụ thuộc vào số tầng và diện tích căn nhà. Trong đó, mỗi tầng cần ít nhất một cửa thoát hiểm chính. Đối với các tòa nhà có diện tích lớn hoặc nhiều tầng cần bố trí thêm các lối phụ để tạo đường tiếp cận từ nhiều khu vực.

Khả năng chịu nhiệt 

Hệ thống cửa, lan can được làm từ các vật liệu chịu nhiệt hoặc có lớp bảo vệ như thép chống cháy, bông thuỷ tinh, sơn chống nóng,… Đảm bảo bề mặt và khung cửa có khả năng chịu lửa cấp III, giúp người dân có đủ thời gian để thoát ra ngoài.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Khi xây dựng nhà ống cần thực hiện đầy đủ các quy định về lối thoát hiểm và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh việc thiết kế là lắp đặt, chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì các lối ra để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt và không bị cản trở bởi các công trình, vật dụng khác.

Thiết kế lối thoát hiểm an toàn và tiện lợi cho nhà ống

Tận dụng những phần chính của ngôi nhà để lắp đặt lối thoát phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể.

Thiết kế lối thoát hiểm từ ban công, lô gia

Ban công là khu vực nhỏ nhô ra bên ngoài của tòa nhà, thường được bao quanh bởi lan can hoặc lưới cố định. Việc tận dụng không gian sẵn có trong ngôi nhà làm lối thoát sẽ giảm bớt chi phí, không cần xây thêm các cấu trúc phức tạp khác.

Với vị trí ngoài trời thông thoáng, ban công giúp giảm nguy cơ bị ngạt khói hoặc tiếp xúc trực tiếp với đám cháy. Bên cạnh đó, ban công nên được kết nối với cầu thang thoát hiểm ngoài trời hoặc thang dây để thuận tiện di chuyển khi có cháy. 

Tuy nhiên đối với các ngôi nhà cao tầng, việc sử dụng thang dây từ ban công có thể gặp khó khăn, đặc biệt đối với người già trẻ em hoặc người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, lối thoát này có thể bị cản trở bởi đồ đạc, cây cảnh nếu không được kiểm tra thường xuyên.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Lắp thêm ô mở thoát nạn và để chìa khóa ở vị trí gần trong trường hợp ban công bị quây kín bởi khung sắt

Lối thoát hiểm bằng cửa chính

Sử dụng cửa chính làm lối thoát hiểm là phương án phổ biến và hiệu quả cho các tòa nhà dạng ống. Cửa ra vào chính của ngôi nhà có ưu điểm lớn là dễ dàng tiếp cận và sử dụng. 

Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động hiệu quả như một lối thoát hiểm, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng:

  • Có chỉ dẫn hoặc đèn báo hiệu để dễ dàng nhận biết và tiếp cận trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi có khói
  • Trang bị hệ thống mở chốt hiện đại, dễ dàng sử dụng
  • Có không gian rộng
  • Cửa chính duy trì trong tình trạng hoạt động tốt, không bị cản trở bởi các vật dụng hay chướng ngại vật.

Dùng giếng trời, sân thượng để tạo lối thoát hiểm

Giếng trời là khoảng không gian hoặc cửa sổ lớn ở phía trên tòa nhà, được thiết kế để cung cấp ánh sáng tự nhiên và thông gió cho các tầng bên dưới.

Giếng trời có thể được thiết kế để tạo ra một lối thoát hiểm mở, kết hợp trang bị thêm cầu thang hoặc thang dây từ sân thượng. Giải pháp này cung cấp lựa chọn thoát hiểm ngoài lối thoát hiểm chính, đặc biệt khi các lối đi khác bị cản trở hoặc không thể sử dụng.

Trong trường hợp các toà nhà liền kề, người dân có thể sử dụng sân thượng để di chuyển sang nhà bên cạnh trong khi đợi hỗ trợ từ lực lượng chức năng. Tuy nhiên, cần đảm bảo cầu nối hoặc thang dây được thiết kế và lắp đặt chắc chắn.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Sân thượng là vị an toàn để tránh khói từ đám cháy và thoát nạn

Bố trí cửa thoát hiểm đặt bên hông, sau nhà

Với các nhà ống có 2 – 3 mặt thông thoáng, cửa thoát hiểm có thể được đặt ở vị trí bên hông hoặc phía sau tòa nhà. Qua đó tạo lối thoát bổ sung mà không ảnh hưởng đến cửa chính và không gian của tòa nhà. 

Cần đảm bảo hệ thống cửa thoát không bị cản trở bởi các công trình khác và dễ dàng mở từ bên trong. Nếu cửa không dẫn trực tiếp đến khu vực an toàn, cần xem xét việc bổ sung các biện pháp như thang dây, thang trượt hoặc ống thoát hiểm.

Trang bị cầu thang thoát hiểm

Cầu thang thoát hiểm là một phần quan trọng của hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà cao tầng. Đây là phần được thiết kế riêng bên ngoài để đảm bảo di chuyển an toàn từ các tầng cao xuống mặt đất.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Cầu thang được làm bằng vật liệu chịu lửa, tách biệt hoàn toàn với các khu vực khác của tòa nhà

Trang bị cầu thang thoát hiểm cho nhà ống giúp người cư trú di tản nhanh chóng và hiệu quả. Cầu thang được thiết kế hợp lý giúp tối ưu hóa không gian sử dụng, đồng thời đảm bảo cư dân không bị cản trở trong quá trình di tản. 

Tuy nhiên, chi phí lắp đặt và bảo trì thang bộ thoát hiểm có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Đối với nhà ống có diện tích xây dựng nhỏ, việc tích hợp cầu thang vào thiết kế gây khó khăn trong việc duy trì không gian sống hợp lý.

Kết hợp thiết bị báo cháy, bình chữa cháy

Bên cạnh lắp đặt lối thoát hiểm, việc kết hợp trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. 

Bố trí thiết bị báo cháy và bình chữa cháy ở các vị trí chiến lược trong tòa nhà giúp tạo hệ thống bảo vệ toàn diện, cung cấp công cụ cần thiết để xử lý sự cố ngay từ khi bắt đầu. Điều này không chỉ giảm thiểu thiệt hại mà còn hỗ trợ người dân thoát hiểm kịp thời. 

Để đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động tốt, gia chủ cần thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và thay mới khi hết hạn sử dụng.

Lối thoát hiểm cho nhà ống
Bố trí bình chữa cháy, hộp cứu hoả và biển báo chỉ dẫn ở khu vực dễ dàng tiếp cận

Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là yếu tố cốt lõi trong công tác phòng cháy chữa cháy. Để bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của cư dân, cần kết hợp đa dạng lối thoát và trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Xem thêm: Quy định lối thoát hiểm trong nhà xưởng và hướng dẫn thoát nạn

Tác giả

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
0949.788.666