Tiếp địa thang máy: Vai trò và cách thi công chuẩn kỹ thuật

Để tạo nên một mẫu thang máy chất lượng thì mỗi thiết bị, bộ phận cần đảm bảo được sự ổn định và hoạt động tốt. Điều này có sự góp công rất lớn của hệ thống thang máy, trong đó có tiếp địa. Vậy tiếp địa thang máy là gì, vai trò và tầm ảnh hưởng đối với thang máy ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Hùng Phát. Mời các bạn cùng đón đọc nhé!

Tiếp địa thang máy là gì?

Hệ thống tiếp địa thang máy (hay còn gọi tiếp đất, nối đất) là một phần không thể thiếu đối với thang máy gia đình. Bộ phận này có khả năng triệt tiêu các xung điện nhiễu được sản sinh, đảm bảo chúng không xuất hiện trong quá trình con người đang sử dụng thang máy.

Việc hoàn thành tiếp địa theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật giúp cho thang máy khi hoạt động sẽ an toàn, chất lượng và bền bỉ hơn. Đối với thang máy, nguồn điện là điều chắc chắn phải có nếu muốn vận hành bình thường. 

Nhưng nếu tình trạng rò rỉ, hở điện xảy ra thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Việc chúng ta cần làm chính là hoàn thiện hệ thống tiếp địa thang máy, từ đó giải phóng điện, tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra. 

Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa thang máy thường được chia làm 3 loại:

  • Hệ thống tiếp địa làm việc: Là phải có tiếp địa thì các thiết bị khác mới có thể làm việc bình thường được
  • Tiếp địa chống sét
  • Tiếp địa an toàn: Tiếp địa được dùng cho thang máy là loại tiếp địa an toàn, với 1 đầu dây đấu nối vào cọc tiếp địa, đầu còn lại thì nối vào cửa thang, vỏ cabin, vỏ tủ điện, máy kéo

Vai trò của hệ thống tiếp địa thang máy

Dù góp phần quan trọng là vậy nhưng trên thực tế, trong quá trình thi công và xây dựng, các chủ đầu tư thường hay quên chuẩn bị lắp đặt thiết bị tiếp địa thang máy.

Vì vậy, một trong những điều tiên quyết khi bắt đầu lắp đặt thang máy, xây dựng giếng thang nên là thi công hệ thống tiếp địa cho thang máy. Bởi nhắc đến mẫu thang máy chất lượng, bên cạnh yếu tố về hoạt động êm ái, ổn định thì sự an toàn trong quá trình sử dụng sẽ được khách hàng ưu tiên hàng đầu.

Vậy vai trò hệ thống của tiếp địa đối với con người và thang máy là gì?

Vai trò của hệ thống tiếp địa thang máy

Vai trò của hệ thống tiếp địa thang máy

Đối với con người

Có thể nói, dù không có quá nhiều vai trò đối với con người nhưng hệ thống tiếp địa thang máy vẫn cực kỳ quan trọng với người dùng cũng như kỹ thuật viên bảo trì thang máy.

Như các bạn đã biết, khi thang máy được trang bị đầy đủ hệ thống tiếp địa thì nguồn địa dư thừa, hay thậm chí là nguồn điện rò rỉ sẽ được truyền xuống đất. Từ đó bị triệt tiêu toàn bộ, không gây nguy hiểm cho người ở trong cabin. 

Với thiết bị thang máy

Tiếp địa thang máy là loại tiếp địa an toàn, với 1 đầu dây đấu nối vào cọc tiếp địa, đầu còn lại thì nối vào cửa thang, vỏ cabin, vỏ tủ điện, máy kéo. Mục đích là triệt tiêu toàn bộ các dòng điện dư thừa, bằng cách truyền chúng xuống đất trong tình huống không may rò điện cao thế vào cabin thang máy, cửa cabin, cửa thang máy hay các thiết bị phòng máy khác.

Đồng thời, viết lắp đặt hệ thống tiếp địa thang máy cũng làm tăng tuổi thọ cho các động cơ, thiết bị trong thời gian vận hành.

Tầm quan trọng của tiếp địa thang máy

Đối với thang máy tải khách và thang máy gia đình, tiếp địa thang máy chính là bộ phận có tầm quan trọng không hề nhỏ. Bởi nếu không có tiếp địa thang máy, có lẽ toàn bộ lượng điện nhiễu được sản sinh sẽ có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và an toàn của người dùng. Đồng thời, thang máy cũng sẽ không được đánh giá là một thiết bị chất lượng, không thể hiện được công năng của chúng.

Việc không lắp đặt tiếp địa cho thang máy sẽ khiến một vài trường hợp dưới đây xảy ra: 

  • Màn hình hiển thị trên bảng điều khiển thang máy bị nhiễu, hiển thị thông tin không chính xác
  • Người sử dụng có thể cảm nhận sự tê tê ở bộ phận tiếp xúc. do bị điện giật khi chạm vào cửa cabin, vách cabin, cửa thang máy.
Tiếp địa rất quan trọng với thang máy

Tiếp địa rất quan trọng với thang máy

Thi công cọc tiếp địa cho thang máy thế nào?

Để có thể phát huy được hết vai trò, tầm quan trọng của tiếp địa đối với mỗi thiết bị thang máy, điều này đòi hỏi các kỹ thuật viên khi thi công, lắp đặt cần đưa vào sử dụng một cách chuẩn xác nhất. 

Chính việc có thể ứng dụng thiết bị một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng mới có thể giúp thang máy đẹp khi đưa vào sử dụng có chất lượng tốt, bền bỉ, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.

Cách thi công tiếp địa thang máy như sau:

Vị trí đóng cọc

  • Để thuận tiện cho việc lắp đặt cũng như đi dây điện thì cọc tiếp địa thường được đóng ở ngay vị trí của hố pít thang máy.
  • Với một số công trình như nhà cải tạo, vị trí hố pít bị vướng công trình ngầm hoặc không thể đóng sâu thì cọc tiếp đất có thể được đóng ở những vị trí khác, chẳng hạn bên ngoài nhà.
  • Có một điều mà chúng ta đặc biệt phải lưu ý là vị trí cọc tiếp địa thang máy phải cách xa hệ thống chống sét của ngôi nhà, tòa nhà. Khoảng cách tối thiểu là 6m.

Thiết bị sử dụng

  • Về thiết bị được sử dụng, cọc đồng hoặc thép mạ kẽm thiết diện từ 20mm² có chiều dài từ trên 1,5m. Số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất của từng công trình, với mục đích sao cho điện trở đo được không quá 10 Ohm.
  • Dây tiếp địa: Với thang máy gia đình, thường thì dây điện nối cọc tiếp địa với thang máy là dây có thiết diện tối thiểu 4mm². 
  • Đầu dây nên được bắt bằng bulông hoặc hàn với cọc tiếp địa.

Trên thị thị trường hiện nay, đơn giá cho một cọc đồng tiếp đất có giá khoảng 500 nghìn đồng. Như vậy, một bộ phận thiết bị tiếp địa thang máy sẽ bao gồm 3 cọc đồng và dây dẫn, có tổng chi phí ước tính rời vào khoảng 2 triệu đồng.

Cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa

Cách thi công

  • Bên cạnh việc cọc tiếp địa thang máy phải cách cột chống sét của tòa nhà (nếu có) ít nhất là 6m, các cọc tiếp đất của thang cũng phải cách nhau ít nhất 1m.
  • Dây dẫn được nối giữa các cọc đồng tiếp đất và được dẫn truyền lên phòng máy bằng cách đi dọc hố thang hoặc thông qua đường ống kỹ thuật của ngôi nhà.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của tiếp địa thang máy

Các cọc tiếp địa thang máy khi đi vào hoạt động cũng có những yêu cầu riêng. Để đảm bảo các yêu cầu này được được cân nhắc 1 cách hợp lý, đưa ra quyết định chuẩn xác sẽ mang đến khả năng bảo vệ tối đa chất lượng của thang, cũng là cho sự an toàn của người dùng mỗi khi sử dụng thang máy phục vụ cho nhu cầu đi lại.

Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tiếp địa cho thang máy bao gồm những yêu cầu như:

  • Đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định về khả năng chống sét của công trình xây dựng, và những hướng dẫn trong việc bảo trì, bảo vệ hệ thống.
  • Những cọc thép được dùng trong hệ thống tiếp địa thang máy của mỗi công trình cần chú ý về sự đồng bộ cao, yêu cầu độ dày tối thiểu cần đạt là 14mm. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn giúp thang máy khi đưa vào sử dụng sẽ an toàn hơn.
  • Các dây dẫn đồng được dùng trong hệ thống tiếp địa cần có độ dày là 6mm.
  • Số lượng cọc đồng tiếp địa được dùng tối thiểu là 3 cọc, yêu cầu tổng cần đạt khoảng 4 ôm.
  • Dây đồng khi sử dụng cần được đi vào ống nhựa, nằm xuyên suốt cốt sàn, hố thang và khu vực phòng máy.

Việc chú trọng hoàn thành tiếp địa thang máy, thực thi theo đúng quy trình, đúng với tiêu chuẩn sẽ đem tới cho người dùng thiết bị thang máy đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mang ra sử dụng. Từ đó, giúp chúng ta có thể yên tâm hơn khi ứng dụng thiết bị hữu ích này trong các công trình. 

Cách xử lý công trình không được bố trí hệ thống tiếp địa

Những công trình mà trong quá trình thi công, các chủ đầu tư không đóng cọc tiếp địa và chờ dây tiếp đất thì vẫn còn một số biện pháp để khắc phục như:

  • Đấu nối với móc treo pa lăng: Có tác dụng nếu thép móc treo được tiếp xúc với thép nóc phòng máy. Và thép nóc phòng máy máy được đặt tiếp xúc với thép cột nhà.
  • Đấu nối với thép cột nhà tại vị trí góc của hố thang máy, có thể sẽ phải đục cột.

Như vậy, từ những vai trò không thể thiếu của hệ thống tiếp địa thang máy đối với việc vận hành của thang máy gia đình nói riêng và thang máy gia đình nói chung, gia chủ nên thi công ngay từ khi làm móng để tránh việc phải cải tạo, sửa chữa phát sinh, vừa tốn kém tài chính lại mất thời gian.

Lời kết

Thang máy khi được bố trí hệ thống tiếp địa cho thang máy phải cực kỳ được chú trọng. Đây là tiêu chuẩn cần thiết giúp cho việc nâng cao chất lượng, độ an toàn của thang máy, bảo vệ tốt cho người sử dụng, giúp cho quá trình di chuyển trên thang máy luôn thuận lợi. 

Có thể thấy rằng, cọc tiếp đất chỉ có thể hoạt động và đáp ứng được nhu cầu của người dùng nếu được đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy, các chủ đầu tư hay gia chủ khi tiến hành lắp đặt cần nắm rõ thông tin, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể nâng cao chất lượng của tiếp địa thang máy khi đi vào sử dụng.

Nếu quý khách có nhu cầu tìm một địa chỉ thi công, lắp đặt tiếp địa thang máy nói riêng và các mẫu thang máy gia đình đẹp nói chung, thang máy Hùng Phát là địa chỉ đáng tin cậy, tự hào làm hài lòng bất kỳ khách hàng nào sử dụng dịch vụ nào của chúng tôi. Vì vậy, quý khách hãy liên hệ theo địa chỉ dưới dây để được đội ngũ tư vấn viên của Hùng Phát hỗ trợ nhé:

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666 

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Đánh giá post