Nút bấm thang máy là gì? Ý nghĩa các ký hiệu trên nút bấm thang máy

Nút bấm thang máy là thiết bị vô cùng quan trọng, giúp người dùng “giao tiếp” với thang máy mỗi lần có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết những dụng ý của nhà sản xuất khi sản xuất thang máy. Vì vậy trong bài viết dưới đây, thang máy Hùng Phát sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về nút bấm thang máy, cách phân loại cũng như ý nghĩa ký hiệu nút bấm thang máy,… Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Nút bấm thang máy là gì?

Thang máy gia đình ngày càng phổ biến trên khắp thế giới, giúp chúng ta di chuyển lên xuống dễ dàng, đồng thời tiết kiệm thời gian. Vì vậy, ở những công trình cao tầng, thang máy được ví như “cứu tinh” cho những người bận rộn, không thể đi bộ quá nhiều. Song, thang máy dù mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống là thế, nhưng sẽ trở nên vô năng nếu thiếu nút bấm thang máy.

Nút bấm thang máy (hay nút nhấn gọi tầng thang máy) là một phần không thể thiếu của thang máy gia đình. Muốn điều khiển thang máy khi sử dụng, bạn cần phải thông qua nút bấm thang máy. Nếu không, thang máy sẽ chẳng biết số tầng bạn muốn đến ở đâu và đứng im tại nơi bạn vừa bước vào.

Không những vậy, nút bấm còn mang lại cho thang máy giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện sự sang trọng, hiện đại và tiện nghi của một sản phẩm công nghệ cao cấp. 

Mẫu nút bấm thang máy phổ biến
Mẫu nút bấm thang máy phổ biến

Phân loại nút bấm cabin thang máy

Hiện nay, nút bấm thang máy được chia thành 2 loại chính đó là: Nút bấm cơ học và nút bấm cảm ứng. Cả hai loại nút bấm này đều có những đặc điểm nổi bật riêng.

Nút bấm thang máy cơ học

Với các dòng thang máy hiện đại, nút bấm cơ học cực kỳ quen thuộc, được trang bị ở hầu hết các hạng mục thang máy nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại,… bởi một số ưu điểm sau:

  • Có đa dạng kiểu dáng, mẫu mã nút bấm cabin thang máy khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình lục giác, hình elip,… Tùy vào yêu cầu của khách hàng và kiến trúc của thang máy mà nút bấm cơ học sẽ được trang bị sao cho phù hợp nhất.
  • Giá thành nút bấm cơ học rất phải chăng, độ bền cao và cách sử dụng quen thuộc với người dùng.
  • Khách hàng cần phải dùng tay để nhấn vào nút bấm thang máy cơ học, nên sẽ mang lại cảm giác chân thật mỗi khi sử dụng.
  • Nút bấm cơ học cực kỳ linh hoạt trong việc hỗ trợ, chỉ dẫn thêm hoặc có ký tự nổi để người khuyết khiếm thuận lợi thao tác.

Bên cạnh ưu điểm, nút bấm thang máy cơ học cũng có những nhược điểm không thể tránh khỏi. Ví dụ như ở giữa kẽ các nút bấm, bụi bẩn rất dễ bám và đọng bên trong. Ngoài ra, kiểu nút bấm này cũng không thực sự “hòa nhập” được với các công trình sang trọng, cao cấp.

Nút bấm thang máy gia đình cơ học
Nút bấm thang máy gia đình cơ học

Nút bấm thang máy cảm ứng

Một số ưu điểm của nút bấm thang máy cảm ứng như sau:

  • Nút bấm cảm ứng có sự tiên tiến, phát triển sơn so với nút bấm cơ học bởi chất lượng tốt và tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm này phù hợp với những công trình, kiến trúc yêu cầu sự đẳng cấp.
  • Nút bấm thang máy cảm ứng cũng bao gồm 2 loại khác nhau. Trong đó, một loại có toàn bộ khu vực bảng điều khiển gọi tầng và bên trong cabin đều là cảm ứng. Loại còn lại thì chỉ trang bị phần cảm ứng trên bề mặt nút ẩn mà không trang trí bằng cảm ứng. 

Ngược lại với ưu điểm, nhược điểm của nút bấm thang máy cảm ứng là hay bị lỗi, thiết bị thay thế không có sẵn và khá ít. Vì vậy, khi thang máy gặp sự cố hay hư hỏng, nút bấm cảm ứng sẽ làm ngắt quãng quá trình sử dụng của người dùng.

Nút bấm cabin thang máy cảm ứng
Nút bấm cabin thang máy cảm ứng

Công dụng của nút bấm thang máy

Như chúng tôi đã thông tin, nút bấm thang máy có nhiệm vụ giúp con người bộc lộ được mong muốn của mình, di chuyển đến các tầng mình cần đến một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong quá trình thang máy đang hoạt động, bạn cũng sẽ quan sát được quãng đường thang máy đang đi bằng con số được thể hiện qua màn hình bên trên nút bấm thang máy.

Vị trí lắp đặt nút nhấn gọi tầng thang máy

Thông thường, nút bấm thang máy sẽ được lặp đặt ở khu vực bên phải, tức tay thuận của phần lớn người dùng. Điều này sẽ giúp chúng ta thuận tiện hơn trong việc bấm nút. 

Nếu ở bên ngoài cabin, nút bấm sẽ có được gắn trên tường, gồm 2 nút hình mũi tên hướng lên trên và đi xuống để bạn chọn hướng đi. Còn nếu ở bên trong cabin, nút bấm thang máy nằm cạnh cửa, sẽ có các số được sắp xếp theo thứ tự, nút đóng – mở cửa, chuông báo động,.. Nút bấm bên trong sẽ có nhiều loại và đa dạng chứng năng hơn.

Vị trí lắp đặt nút nhấn gọi tầng thang máy
Vị trí lắp đặt nút nhấn gọi tầng thang máy

Khám phá ý nghĩa các ký hiệu của nút bấm thang máy

Dù đã từng đi thang máy nhiều lần, thậm chí là thường xuyên nhưng nếu bạn chưa hiểu hết được ký hiệu trên nút bấm, thang máy sẽ không phát huy được hết những tác dụng của chúng đâu nhé. 

Dưới đây Hùng Phát sẽ chia sẻ đến mọi người ý nghĩa các ký hiệu của nút bấm thang máy gia đình hiện nay, các bạn có thể tham khảo để tránh lóng ngóng khi sử dụng thang máy nhé. 

Các ký hiệu nút thang máy

Ở phần nội dung này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa chi tiết hơn về nút bấm bên ngoài cabin thang máy và bên trong cabin thang máy.

Nút bấm bên ngoài thang máy (Bảng gọi tầng thang máy)

  • Nút bấm thang máy ký hiệu mũi tên hướng lên ▲: Chọn tầng đi lên trên
  • Nút bấm thang máy ký hiệu mũi tên hướng ▼: Chọn tầng đi xuống dưới
Nút bấm bên ngoài thang máy
Nút bấm bên ngoài thang máy

Nút bấm bên trong cabin thang máy

  • Các nút bấm thang máy có ký hiệu số: Dùng để nhấn số tầng mà người dùng muốn đến. Ví dụ bạn muốn đến tầng 8, lúc này nút số 8 sẽ sáng đến khi thang máy dừng lại ở số tầng bạn đã bấm. Sau đó là tắt đi báo hiệu đã di chuyển qua tầng đó.
  • Nút thang ký hiệu ►◄ hai mũi tên đối đầu nhau: Bấm vào để đóng nhanh cửa thang máy
  • Nút thang ký hiệu ◄► hai mũi tên ngược chiều nhau: Bấm vào để mở cửa, giữ của. Đây là nút bấm thang máy để đợi người dùng, hàng hóa ra vào thang máy. 
  • Nút chuông màu vàng: Nếu nút bấm này sáng đèn, tức là có sự cố xảy ra bên trong cabin hoặc có người đang ở trong thang máy.
  • Nút điện thoại màu đỏ: Dùng để gọi điện ra bên ngoài khi không máy cửa thang máy không thể mở được.
Nút bấm bên trong cabin thang máy
Nút bấm bên trong cabin thang máy

Ký tự chấm trên nút bấm thang máy

Ở một số loại nút bấm thang máy, nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy trên bề mặt có những dấu chấm nhỏ. Ký tự này không phải là lỗi khi sản xuất hay tạo điểm nhấn cho thang máy, mà sở hữu ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Ký tự những dấu chấm này nằm trong “hệ thống chữ viết nổi”, hay còn được biết với tên tiếng Anh là Braille. Đây là một dạng chữ viết dùng các chấm in nổi, nhằm giúp người khiếm thị, gặp vấn đề về mắt có thể nhận biết được các con số.

Ký tự chấm trên nút bấm cabin thang máy
Ký tự chấm trên nút bấm cabin thang máy

Hệ thống Braille ra đời vào năm 1824, được phát minh bởi Louis Braille, một người đàn ông bị mất thị lực trong một vụ tai nạn khủng khiếp năm 15 tuổi. Thấu hiểu được những khó khăn mà người khiếm thị gặp phải, Braille đã xây dựng nên bảng chữ nổi này, với nền tảng là 1 nhóm 6 dấu chấm chia thành 2 cột, mỗi cột có 3 chấm.

Cuối thế kỷ 19, hệ thống chữ viết nổi được du nhập vào Việt nam. Tuy nhiên, mẫu hệ thống Braille cho người khiếm khuyết ở nước ta sẽ có phần đặc biệt hơn một chút. Bởi thực tế, nguyên mẫu của hệ thống này là tiếng Latinh. Mà trong tiếng Latinh, những chữ cái có dấu như Ă, Đ, Ê, Ô,… lại không tồn tại. Vì vậy, người Việt Nam đã thêm một số ký hiệu vào hệ thống này, đồng thời ứng dụng trong nút bấm thang máy.

Hệ thống chữ viết nổi tiếng Việt
Hệ thống chữ viết nổi tiếng Việt

Ký hiệu thang máy theo kiểu Châu Âu

Ở những quốc gia Châu Âu, nút bấm thang máy “ground floor” (tầng trệt) thường được ký hiệu là 0 hoặc theo chữ cái đầu tiên như G. Các tầng tiếp theo thì ký hiệu số 1, 2, 3, 4 bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một số mẫu nút bấm thang máy hiển thị trên bảng điều khiển số 0 khi ở tầng trệt, dù nút bấm vẫn ký hiệu chữ G. Ngoài ra, nút bấm tầng hầm còn sử dụng số âm cho tầng hầm như -2, -1, 0, 1, 2,…

Ký hiệu thang máy theo kiểu Bắc Mỹ

Ở những quốc gia theo quy ước kiểu Bắc Mỹ, tầng 1 sẽ tương ứng với tầng trệt, nút bấm thang máy có ký hiệu là 1 hoặc một chữ cái G, nút bấm tiếp theo thì vẫn là số 2. Còn nếu trong tòa nhà có cả tầng trệt và tầng thứ nhất, người ta sẽ ký hiệu là G (tầng trệt) và 1 (tầng thứ nhất). Hoặc đôi khi là M (Main Floor – tầng chính), LM (Lower Main Floor – tầng chính phía dưới).

Ngoài ra, ký hiệu M cũng đừng dùng cho tầng lửng (Mezzanine) khi tầng này không được phân chia và đánh số thứ tự như một tầng. 

Các tầng phía dưới mặt đất (tầng hầm)

Hiện nay, ký hiệu cho nút bấm thang máy tầng hầm cũng rất đa dạng, ngay cả khi ở trong cùng một quốc gia. Ở các nước nói tiếng Anh, tầng bên dưới tầng trệt được ký hiệu khác nhau như: B (Basement), LL (Lower Lobby hoặc Lower Level), C (Cellar), D (Dungeon), U (Underground). 

Bên cạnh đó, các cửa hàng bách hóa tại Anh thường dùng ký hiệu LG (Lower Ground) hơn thuật sự Basement vì cho rằng B không phù hợp với hình ảnh của họ.

  • Nếu một tòa nhà có hơn 1 tầng hầm, thì nút bấm thang máy tầng hầm có thể được ký hiệu B1, B2,… hoặc SB (Sub – Basement).
  • Các nút bấm gọi tầng cơ bản sắp xếp theo số 1, 2, 3,… Riêng tầng 13 có thể đổi thành 12A hoặc 12B vì nhiều người quan niệm rằng 13 là con số xui rủi.
  • Tầng trên mặt đất nhưng bên dưới tầng 1 sẽ có ký hiệu là G, E, hoặc 0.
  • Nút chuông, nút intercom: Dùng để liên lạc ra bên ngoài cabin trong các trường hợp khẩn cấp.
Ký hiệu nút bấm gọi tầng thang máy chung
Ký hiệu nút bấm gọi tầng thang máy chung

Cách sử dụng nút bấm từ bên ngoài thang máy

Thông thường, phía bên ngoài cửa tầng thang máy lúc nào cũng sẽ có 2 nút bấm thang máy, 1 nút gọi xuống và 1 nút gọi lên. Tuy nhiên, với tầng dưới thì chỉ có một nút gọi thang lên, tầng trên cùng chỉ có một nút thang gọi xuống. Ngoài ra, ở phía trên cùng của các cửa cabin thang máy sẽ có đèn báo tầng. Đèn ày cho người đứng chờ phía ngoài biết chính xác cabin đang di chuyển đến vị trí nào.

Cách đi thang máy khi người đứng ở hành lang bên ngoài cabin

  • Nếu bạn ở tầng cao nhất, bạn chỉ có thể nhấn nút bấm thang máy ký hiệu ▼ đi xuống. 
  • Nếu ở tầng trung, bạn có thể nhấn cả nút ▲ đi lên và nút ▼ đi xuống.
  • Nếu bạn đang ở tầng trệt hoặc tầng hầm của tòa nhà, bạn chỉ có thể nhấn nút ▲ đi lên.

Đối với tòa nhà có nhiều thang máy

Sau khi người dùng bấm nút gọi cabin thang máy, hệ thống điều khiển sẽ lựa chọn cho bạn một chiếc thang bất kỳ, đang có hướng di chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn, không nhất thiết phải là thang bạn vừa mới nhấn.

Khi thang máy đến đúng vị trí số tầng bạn đang đứng, cửa cabin sẽ tự động mở ra, chuông kêu báo hiệu đã đến, đồng thời đèn báo hiệu thang đi lên ▲ hoặc đi xuống ▼ bật sáng. Lúc này, bạn chỉ cần bước vào bên trong cabin và nhấn nút bấm thang máy để chọn tầng mình muốn đi. 

Thao tác sử dụng nút bấm từ bên ngoài 
Thao tác sử dụng nút bấm từ bên ngoài

Cách sử dụng nút bấm từ bên trong cabin

Bên trong cabin thang máy sẽ được trang bị các nút bấm thang máy đến tất cả các tầng có trong tòa nhà. Mỗi nút sẽ có nhiệm vụ khác nhau. 

  • Nút G (tầng trệt) và nút 1, 2, 3, 4, 5,… là số tầng tương ứng mà bạn muốn đến.
  • Nút bấm thang máy ◄► có tác dụng mở cửa thang nhanh hơn, nhưng chỉ thao tác được nếu cabin dừng ở các tầng. Hoặc nếu cabin dừng mà cửa thang máy vẫn đóng kín, bạn cũng có thể nhấn nút này.
  • Nút ►◄ được sử dụng để đóng cửa trước khi cửa thang máy tự động đóng.
  • Nút điện thoại: Dùng để liên lạc với người bên ngoài nếu thang máy không may gặp sự cố và giúp họ nắm bắt được tình hình bên trong cabin.
  • Trong trường hợp thang máy có nút dừng khẩn cấp – Emergency Stop button (nút màu đỏ) thì bạn có thể nhấn vào nút bấm thang máy này nếu muốn dừng khẩn cấp.
  • Nút chuông: Nút màu vàng là nút chuông báo có người đang bên trong thang máy, hoặc có tình huống khẩn cấp bất ngờ xảy ra trong thang máy.
  • Khi bạn bước vào bên trong cabin thang máy, nếu chuông reo hoặc bảng hiển thị xuất hiện ký hiệu OL (Overload) thì nghĩa là thang máy đã quá tải, bạn nên bước ra bên ngoài và đợi lượt khác.
Thao tác sử dụng nút bấm từ bên trong cabin
Thao tác sử dụng nút bấm từ bên trong cabin

Một số lưu ý khi sử dụng nút bấm thang máy

  • Khi nhấn các nút trong cabin thang máy, bạn cần thao tác một cách nhẹ nhàng và dừng bấm nếu thấy nút đó đã sáng. Hạn chế bấm quá mạnh hoặc bấm liên tục nhiều lần, điều này sẽ làm nút bấm thang máy nhanh hỏng.
  • Bạn không nên bấm cùng lúc 2 nút. Vì cơ chế hoạt động của thang máy là sẽ ưu tiên chiều mà chúng đang chạy, chứ không phải ưu tiên lầu gần hơn.
  • Nếu đang sử dụng mà thang máy bị lỗi như không chạy, dừng đột ngột,… thì bạn tuyệt đối không cạy cửa để ra ngoài. Trong trường hợp không có sóng, điều bạn cần làm là ấn nút bấm thang máy hình chuông nhằm báo hiệu cho người bên ngoài, bảo vệ tòa nhà biết để kịp thời giúp đỡ. 
  • Nhiều loại nút bấm được làm ký hiệu nổi để người khiếm thị thuận lợi hơn trong việc di chuyển bằng thang máy.

Cách thay thế nút bấm thang máy khi bị hỏng 

Nếu phát hiện tình trạng nút nhấn gọi tầng thang máy có vấn đề, hoặc hư hỏng thì người dùng cần ngay lập tức liên lạc với đơn vị thi công để kiểm tra. Bởi nếu nút bấm hỏng sẽ ảnh hưởng đến những nút khác, gây ra nguy cơ mất an toàn cực kỳ cao.

Lưu ý, việc thay nút bấm thang máy và bảng điều khiển nhìn thì tưởng đơn giản nhưng thật ra, cấu tạo bên trong lại rất phức tạp. Vì thế, gia chủ nên nhờ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn đến bảo trì thay vì tự sửa.

Vệ sinh nút nhấn thang máy như thế nào?

Bên cạnh việc bảo dưỡng, bảo trì thang máy định kỳ thì việc vệ sinh nút bấm cabin thang máy cũng cực kỳ cần thiết. Bởi vệ sinh nút bấm có thể giúp người dùng hạn chế bị lây nhiễm virus, vi khuẩn.

Cách vệ sinh nút nhấn thang máy
Cách vệ sinh nút nhấn thang máy

Để vệ sinh nút nhấn chờ tầng thang máy đúng cách, các bạn cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Thấm ướt khăn, giẻ làm từ chất liệu mềm mịn để lau qua bề mặt các nút bấm thang máy.

Bước 2: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho thang máy và thoa đều lên mặt nút bấm. Sau đó, bạn lấy bàn chải có đầu lông mềm mại để cọ rửa sạch các vết bụi bẩn bám trên nút bấm.

Bước 3: Tiếp tục dùng khăn, giẻ ướt để loại bỏ đi hết các hóa chất tẩy rửa trên bề mặt thang.

Bước 4: Cuối cùng, bạn sử dụng một chiếc khăn khác sạch sẽ, khô ráo để hút hết nước còn đọng trên bề mặt nút bấm.

Lưu ý: Bạn có thể dùng màng kháng khuẩn để phủ trên bề mặt nút bấm thang máy. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tối đa lượng vi khuẩn tiếp xúc trên tay mỗi khi bấm nút thang. 

Lời kết

Có thể nói, nút bấm thang máy chính là một người bạn đắc lực, đồng hành cùng thang máy để đưa cuộc sống con người lên một tầm cao mới. Hy vọng bài viết của Công ty Thang máy Hùng Phát đã giúp quý vị hiểu được ý nghĩa ký tự nút bấm thang máy, cũng như cách sử dụng nút bấm sao cho đúng cách và an toàn nhất nhé.

Ngoài ra, nếu các bạn cần tìm một địa chỉ cung cấp và lắp đặt thang máy uy tín, cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí. Hùng Phát hân hạnh được phục vụ bạn!

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666 

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Tác giả

Đánh giá post
All in one
0949.788.666