Văn hóa thang cuốn: Cách ứng xử thông minh nên thuộc lòng

Trong cuộc sống hiện đại, thang cuốn đã trở thành một thiết bị di chuyển cần thiết tại các trung tâm mua sắm, sân bay, nhà ga. Mặc dù vậy, không phải bất cứ ai cũng nắm được các quy tắc, văn hóa ứng xử khi sử dụng thang cuốn. Bài viết ngày hôm nay của Thang máy Hùng Phát sẽ cung cấp cho bạn đọc cách ứng xử thông minh trong văn hóa thang cuốn mà bạn nên thuộc lòng. Cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Tầm quan trọng của việc hiểu biết văn hóa thang cuốn

Như đã nói ở phần mở đầu, thang cuốn vốn là một thiết bị di chuyển được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Sự xuất hiện của loại thiết bị này mang lại những lợi ích hữu dụng cho con người trong quá trình sử dụng. 

Càng nhiều người sử dụng đồng nghĩa với việc càng phải đảm bảo những quy tắc an toàn trong khi di chuyển. Phần lớn các vụ tai nạn thang cuốn xảy ra hiện nay đều bắt nguồn từ ý thức người sử dụng. Chính bởi vậy, việc chủ động nắm bắt cách đi thang cuốn an toàn trong văn hóa thang cuốn là yếu tố vô cùng cần thiết. 

Tầm quan trọng của việc hiểu biết văn hóa thang cuốn
Tầm quan trọng của việc hiểu biết văn hóa thang cuốn

Khi nắm được những quy tắc trong văn hóa thang cuốn, chúng ta có thể giảm thiểu những nguy cơ gây ra tai nạn. Ví dụ như các tình huống trượt ngã, kẹt chân, tay vào các khe hở trên bậc thang,… Đây vốn là những quy tắc vô cùng quan trọng đối với những đối tượng như người già, trẻ em, đặc biệt là những người khuyết tật. 

Ngoài ra, việc hiểu biết văn hóa thang cuốn là yếu tố thể hiện ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Điều này ko chỉ có ý nghĩa trong việc gìn giữ sự văn minh trong cộng đồng mà còn tạo ra môi trường phát triển, xã hội hiện đại. 

Những quy tắc ứng xử trong văn hóa thang cuốn

Trong quá trình sử dụng thang cuốn, có một số quy tắc ứng xử an toàn mà ai cũng nên thuộc lòng, tất cả được bật mí ngay bên dưới đây:

Đứng bên phải, đi bên trái

Một trong những quy tắc ứng xử an toàn trong văn hóa đi thang cuốn mọi người nên nắm được đó là quy tắc “Đứng bên phải, đi bên trái”. Theo quy tắc này, mọi người khi di chuyển đi lên hoặc đi xuống chỉ đứng về bên phải, để lối đi bên trái cho những người muốn đi nhanh hoặc những người gặp khó khăn trong quá trình di chuyển. 

Khi di chuyển lên thang cuốn theo quy tắc này sẽ tránh được tình trạng ùn tắc, tạo ra một môi trường di chuyển có trật tự và an toàn. 

Không xô đẩy, chen lấn

Một văn hóa thang cuốn nữa mà ai cũng nên nắm được đó chính là không xô đẩy, chen lấn trong quá trình đi thang cuốn. Mọi người nên di chuyển có trật tự, theo hàng lối và hạn chế tình trạng chen hàng. 

Chen lấn, xô đẩy có thể gây mất an toàn cho chính bản thân và những người sử dụng xung quanh. Mọi người có thể bị mất thăng bằng và bị ngã, đặc biệt là với những đối tượng như trẻ em, người già, người khuyết tật,…

Ngoài ra, chen lấn xô đẩy còn có thể dẫn tới những tình huống hoảng loạn, khó kiểm soát, khiến mọi người phải chờ đợi trong quá trình di chuyển lâu hơn. Điều này thậm chí còn gây ra cảm giác khó chịu, căng thẳng cho những người sử dụng thang cuốn xung quanh. 

Giữ khoảng cách an toàn

Tại những khoảng thời gian cao điểm, tại các khu vực như nhà ga, sân bay và những địa điểm sử dụng thang cuốn khác, dòng người sẽ tập trung rất đông. Chính vì vậy, trong khi đi thang cuốn, mọi người nên đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với những người phía sau. 

Khoảng cách an toàn trong khi đi thang cuốn được khuyến khích là từ 1-2 bậc thang giữa bạn và người phía trước. Khoảng cách này sẽ giúp bạn có thể phản ứng kịp trước những trường hợp thang bị dừng lại đột ngột hay gặp sự cố. 

Bên cạnh đó, giữ khoảng cách an toàn còn hỗ trợ phòng tránh các tình trạng chen lấn, xô đẩy có thể dẫn tới tai nạn.

Những quy tắc ứng xử trong văn hóa thang cuốn
Những quy tắc ứng xử trong văn hóa thang cuốn

Quan sát 

Trước khi bước lên hoặc bước xuống thang cuốn, bạn nên quan sát đèn cùng mũi tên quy định chiều chuyển động được gắn tại vị trí hai đầu thang cuốn nhằm tránh những trường hợp đi nhầm chiều thang cuốn. 

Đứng tại đúng vị trí an toàn

Một văn hóa thang cuốn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển đó là đứng tại vị trí cho phép. 

Thông thường, chúng ta có thể thấy trên các bậc thang cuốn thường có các đường kẻ màu vàng viền xung quanh. Đây là những đường kẻ cảnh báo các vị trí dễ gây nguy hiểm của thang cuốn.

Trong khi đứng trên thang cuốn nên bước vào vị trí khoảng giữa bậc, tuyệt đối không nên bước vào vạch kẻ ngang trên thang cuốn vì đây là đường gấp tạo thành 2 bậc thang. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhìn thẳng vào phía trước và bám vào vị trí tay vịn (tay vịn thường sẽ chuyển động theo một chiều nhất định và sở hữu vận tốc giống với thang cuốn. 

Văn hóa thang cuốn thông minh của người Nhật

Nước Nhật nổi tiếng là một đất nước sở hữu nền văn minh tiến bộ nhất nhì trên thế giới. theo lẽ đó, văn hóa ứng xử của người Nhật tại những khu vực công cộng luôn là bài học xứng đáng để tất cả mọi người học tập.

Văn hóa đi thang cuốn của người Nhật cũng vô cùng khác biệt với thế giới. Trong khi đi thang cuốn, người Nhật thường đứng dạt sang hết một bên. Cho dù thang cuốn hướng lên hay xuống dưới, việc xếp hàng này đều được tiến hành một cách tuần tự và sẽ không hề có bất cứ ngoại lệ nào. 

Văn hóa thang cuốn thông minh của người Nhật
Văn hóa thang cuốn thông minh của người Nhật

Tại sao người Nhật Bản lại sở hữu văn hóa thang cuốn như vậy? Câu trả lời là bởi vì người Nhật hầu hết thường đi bộ tới văn  phòng làm việc nên tần suất sử dụng thang cuốn thường rất cao. Lượng dân cư đông đúc và thường tập trung vào một khung giờ cố định nên vô số địa điểm công cộng như tàu điện ngầm hay bến xe buýt đều rất đông. 

Bởi vậy, khi tất cả mọi người đứng dạt sang một bên, những người đang có việc gấp có thể nhanh chóng chạy lên hay xuống thang cuốn một cách dễ dàng, không bị ai chắn đường. 

Theo một số nghiên cứu, văn hóa thang cuốn của người Nhật Bản thường có liên quan mật thiết tới yếu tố lịch sử cùng các phong tục tập quán của địa phương. 

Đối với người dân thành phố Tokyo, người dân thường có thói quen xếp hàng lệch về bên trái, còn đối với người dân tại Osaka, người dân thường tập trung về phía bên phải. 

Bạn có tò mò tại sao họ lại có phong tục như vậy hay không? Một số nghiên cứu cho rằng nếp sống văn minh này bắt nguồn từ thời kỳ phong kiến. Khi đó các samurai đi trên đường một tay nắm lấy thanh kiếm katana giắt bên hông. Và để tránh sự va quệt trong khi hành quân ngược chiều, các chiến binh có thói quen đi lệch về một bên để giấu thanh kiếm của mình vào bên trong. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về văn hóa thang cuốn mà Hùng Phát đã tìm hiểu. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những kiến thức về văn hóa ứng xử nơi công cộng để áp dụng trong thực tế một cách hữu ích. 

Tác giả

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
0949.788.666