Guốc trượt thang máy – Tất tần tật thông tin từ A – Z

Nhắc tới một trong những linh kiện quan trọng đảm bảo sự an toàn cho thang máy trong quá trình vận hành, chắc chắn không thể không nhắc tới guốc trượt thang máy. Vậy đây là một linh kiện như thế nào và sở hữu chức năng gì đặc biệt? Hãy cùng Thang máy Hùng Phát khám phá câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé. 

Sơ lược về guốc trượt thang máy

Cấu tạo của thang máy sở hữu rất nhiều loại linh kiện khác nhau để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru, mượt mà. Một trong số những linh kiện quan trọng nhất không thể không nhắc tới guốc trượt thang máy. 

Linh kiện này còn được gọi với những cái tên khác như shoes dẫn hướng thang máy, shoes tự lựa, ngàm trượt,… được thiết kế dưới dạng chữ U và được úp vào mặt ray trượt thang máy. Vỏ ngoài và đế của guốc trượt được đúc nguyên khối từ chất liệu gang thép. 

Sơ lược về guốc trượt thang máy

Sơ lược về guốc trượt thang máy

Bộ phận này được cố định tại thanh dẫn hướng và hỗ trợ thang máy di chuyển lên xuống. Thông thường, đối với mỗi cabin thang máy sẽ sở hữu 4 chiếc guốc trượt được lắp thành 2 cặp tại vị trí đối xứng bên trên và bên dưới cabin. Tác dụng chính của linh kiện này là để tránh tình trạng cabin thang máy di chuyển bị lệch hoặc bị lắc lư trong quá trình vận hành. 

Khi lựa chọn bộ phận guốc trượt thang máy phù hợp với thang máy của bạn, bạn cần lưu ý lựa chọn loại shoes tương ứng với kích thước của cabin thang máy. Một vài loại shoes dẫn hướng thang máy mà bạn có thể lựa chọn như 13K, 8K,… Trên thực tế, tuổi thọ và độ bền của guốc trượt thang máy phụ thuộc chủ yếu vào ray trượt. Nếu cả ray và guốc trượt đều có cấu tạo đúng tiêu chuẩn và hoạt động đúng cách sẽ giúp  thang máy vận hành mượt mà, trơn tru nhất có thể. 

Shoes dẫn hướng thang máy có cấu tạo như thế nào?

Shoes dẫn hướng thang máy có cấu tạo như thế nào?

Shoes dẫn hướng thang máy có cấu tạo như thế nào?

Shoes dẫn hướng thang máy có cấu tạo thường được bao bọc bởi hai bộ phận chính: Phần đế và phần má trượt. Mỗi bộ phận sở hữu đặc điểm riêng biệt cụ thể như sau:

  • Bộ phận đế: Bộ phận đế là một bộ phận quan trọng của guốc trượt thang máy. Bộ phận này sở hữu khá nhiều chi tiết được ghép từ các tấm thép dày 5mm. Những tấm thép này được cắt lỗ, ghép lại sau khi đã gấp định hình, đồng thời sơn thêm lớp tĩnh điện. 
  • Bộ phận má trượt: Bộ phận má trượt của guốc trượt thang máy thường được gia công bằng chất liệu nhựa hoặc phíp chuyên dụng. Chính vì vậy, bộ phận này có khả năng chống nước và chống mài mòn cao. 

Giữa bộ phận đế guốc và bộ phận má trượt thường được liên kết với nhau qua một ống su trung gian. Nhờ vậy, kết cấu của guốc trượt dẫn hướng sẽ thêm phần cứng cáp, hỗ trợ quá trình di chuyển của cabin không bị rung lắc và hoạt động một cách mượt mà hơn. 

Chất liệu gia công guốc trượt thang máy

Chất liệu gia công guốc trượt thang máy

Chất liệu gia công guốc trượt thang máy

Đối với từng bộ phận liên kết trong guốc trượt thang máy sẽ được gia công bằng những chất liệu khác nhau.

Bộ phận đế trượt cùng guốc trượt được gia công liền nhau bằng một khối gang thép. Bộ phận má trượt thường được chế tạo từ vật liệu chống mòn cao và sở hữu hệ số ma sát khá thấp. Thông thường, bộ phận má trượt thường được gia công từ nhựa PEPP nhằm gia tăng khả năng chống cháy, chống mòn. 

Tính năng đặc biệt của guốc trượt thang máy

Về cơ bản, các loại guốc trượt thang máy đều có tính năng hỗ trợ thang máy vận hành theo đúng lộ trình, giúp thang máy hoạt động trơn tru và mượt mà, ít xảy ra tình trạng có tiếng ồn. 

Bên cạnh đó, những linh kiện này đều được gia công từ các loại chất liệu có độ bền và tuổi thọ cao. Do có cấu tạo đơn giản nên quá trình lắp đặt cũng vô cùng dễ dàng. Ngoài ra, shoes dẫn hướng thang máy còn hỗ trợ quá trình vệ sinh trở nên đơn giản hơn. 

Tính năng đặc biệt của guốc trượt thang máy

Tính năng đặc biệt của guốc trượt thang máy

Mặc dù vậy, guốc trượt thang máy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đầu tiên là hạn chế về không gian lắp đặt.

Cụ thể hơn, shoes dẫn hướng thang máy sẽ không phù hợp với những môi trường có nhiều bụi bẩn. Bởi khi bụi bẩn bám vào loại linh kiện này, quá trình ma sát của guốc trượt cùng ray dẫn hướng thang máy sẽ gia tăng. Điều này khiến độ bền, tuổi thọ của guốc trượt sẽ bị giảm đi khá nhiều. 

Guốc trượt thang máy gồm mấy loại?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm shoes dẫn hướng thang máy khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là các loại guốc trượt cụ thể như sau:

Guốc trượt con lăn

Guốc trượt thang máy con lăn là một loại guốc trượt sở hữu từ 3-6 bánh lăn trên ray trượt thang máy. Loại guốc trượt này vận hành theo cơ chế lăn, thay vì dùng ma sát trượt để có thể giảm bớt tổn hại cho cabin thang máy, đồng thời giảm bớt rung lắc và tiếng ồn của thang máy trong khi chạy. Quy trình lắp đặt guốc trượt con lăn thường khá phức tạp và sở hữu nhiều công đoạn. Loại guốc này thường áp dụng cho các thang máy có tốc độ từ 2m trở lên.

Guốc trượt thang máy cố định

Loại shoes dẫn hướng thang máy cố định này thường được gắn cố định vào ray trượt của thang máy. Cấu trúc của linh kiện khá đơn giản và không có cơ chế điều chỉnh. Khi tốc độ của thang máy dần tăng lên, khe hở giữa guốc dẫn hướng cùng ray thang máy sẽ lớn hơn. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, bộ phận này có thể dễ khiến thang máy bị rung hơn. Loại guốc trượt này thường dành cho những loại thang máy có tốc độ từ 2m trở xuống. 

Hướng dẫn lắp đặt guốc trượt thang máy

Hướng dẫn lắp đặt guốc trượt thang máy

Hướng dẫn lắp đặt guốc trượt thang máy

Quá trình lắp đặt guốc trượt thang máy cũng vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn cần đặt đúng shoes dẫn hướng thang máy vào vị trí của ray dẫn thang máy. Sau khi đã đặt tại vị trí phù hợp, dùng bu-lông cố định lại linh kiện vào khung ray dẫn hướng. 

Trong quá trình lắp đặt shoes dẫn hướng thang máy, chúng ta cần đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như sau:

  • Khi bộ phận guốc trượt phía trên và dưới đã được lắp đặt vào vị trí, bạn phải đảm bảo cả hai shoes nằm trên một đường thẳng đứng, không được nghiêng hoặc lệch sang một bên. Đối với cả hai loại guốc trượt con lăn và guốc trượt cố định đều phải đáp ứng được yêu cầu này. 
  • Đối với riêng mẫu guốc trượt thang máy cố định, khoảng cách giữa hai shoes cần phải được nhất quán. Bên cạnh đó, khoảng cách của lớp lót bên trong cùng mặt trên của ray dẫn hướng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn từ 0.5 – 2mm. 

Tổng kết

Thông qua bài viết trên đây của Thang máy Hùng Phát, có lẽ chúng ta đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản nhất của linh kiện guốc trượt thang máy, cấu tạo cũng như chức năng của nó đối với quy trình vận hành thang máy.

Loại guốc trượt thang máy này là một linh kiện vô cùng quan trọng của hầu hết các mẫu thang máy trên thị trường hiện nay như thang máy gia đình, thang máy liên doanh, thang máy nhập khẩu,… Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt, bảo trì thang máy, linh kiện thang máy, Hùng Phát chính là lựa chọn số một dành cho bạn. 

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin dịch vụ của đơn vị, bạn có thể truy cập vào trang web thangmayhungphat.com, hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ cụ thể ngay dưới đây:

CÔNG TY THANG MÁY GIA ĐÌNH HÙNG PHÁT

Chi nhánh thang máy Hùng Phát tại Hà Nội:

Địa chỉ: P2604 – Tháp A3 – Tòa nhà Ecolife Capitol – 58 Tố Hữu – P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0949.788.666

Chi nhánh thang máy gia đình TP HCM:

Hotline: 0946.114.999

CN Miền Nam: 12A4 tòa nhà Centana, 36 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM

Email: thangmayhungphat@gmail.com

Đánh giá post